, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết,
Xin nghỉ việc được xem là một hình thức chấm dứt hợp đồng lao động, xuất phát từ lý do người lao động mong muốn chấm dứt hợp đồng. Người lao động làm đơn xin thôi việc gửi người sử dụng lao động và kết quả xin nghỉ có được chấp nhận (có được chấm dứt hợp đồng lao động) hay không không phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Do ông Hải có đơn xin nghỉ việc và được Công ty chấp thuận do đó đây là trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ Luật Lao động 2012.
Đối với trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động này thì theo thủ tục là người sử dụng không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động và việc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động vào thời gian nào dựa trên sự thỏa thuận của hai bên.
|
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội. |
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 và Luật Việc làm 2013, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì được hưởng các chế độ sau:
- Trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động năm 2012 ; Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ; Khoản 5, 6, 7 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP; Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
Theo đó khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại khoản 3, Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có).
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động.
- Trợ cấp thất nghiệp do cơ quan BHXH chi trả theo quy định tại Điều 49, Điều 50 của Luật Việc làm năm 2013 và Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ; Thông tư Số: 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
Các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp là tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp ký HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp ký Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật việc làm như sau: 1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định.
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật việc làm như sau: 1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Ngoài ra, đối với nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho ông Đoàn Ngọc Hải, Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn sẽ cùng UBND Quận 1 phối hợp thực hiện do ông Hải có quá trình làm việc tại UBND quận 1.