Khi mới sinh cũng vào dịp tết nên tôi ở nhà bố mẹ chồng một thời gian. Bố mẹ chồng là sếp ở cơ quan, từng giúp có cơ hội giúp đỡ mọi người nên dịp tết mọi người đến chơi khá đông.
Tôi và mẹ chồng cùng công tác trong ngành y. Tôi nhớ nhất có 2 việc tôi từng làm mẹ chồng tôi phật lòng. Có lẽ bà phật lòng tôi vì xét về mặt con cái tôi là dâu vừa mới về nhà chồng và xét về mặt bác sỹ, tôi cũng chỉ là bác sĩ mới ra trường, sao lại có thể "ti toe" với người từng có kinh nghiệm bao năm.
Chuyện là một cô giáo đến chơi nhà bố mẹ chồng tôi, con cô được nhận vào nhà máy. Con cô học đại học phải bỏ học giữa chừng, vì không theo được và có biểu hiện trầm cảm. Lần này, nhà máy tuyển công nhân nên đã trúng tuyển.
|
Ảnh minh họa. |
Tôi hỏi mẹ chồng tôi là công nhân gì? Mẹ chồng tôi bảo công nhân khai thác đá (công việc nặng nhọc). Tôi giật mình liền nói: "Sao mẹ lại kí vào giấy đủ sức khỏe được. Bạn ấy tâm thần mà ngày nào cũng mang mìn đi khai thác đá, tính mạng bạn ấy và cả cái thị xã này liệu có tan xác pháo?"
Tôi đã không nhận được câu trả lời và hơn 10 năm nay tôi cũng không thấy có việc gì xảy ra. Nhưng liệu việc làm đó có đúng?
Cũng việc tuyển người, là 1 anh học hành giỏi giang, được tuyển vào làm kỹ sư, cả thị xã ai cũng biết anh nghiện ma túy. Thế nhưng làm test nước tiểu với ma túy đều âm tính.
Tôi hỏi mẹ chồng tôi, đã nghi ngờ vậy liệu có cho nhân viên đi cùng anh ấy khi lấy nước tiểu, hay là để anh ấy lấy nước ở vòi? Cũng không có câu trả lời. Để rồi anh ấy lúc làm lúc nghỉ, có hôm lại sốc thuốc được người khác tìm thấy khênh về.
Phải chăng có nhiều nơi tuyển người như thế nên mới có chuyện đau lòng bảo vệ bỗng phút chốc trở thành hung thần, giết chết em bé 6 tuổi như ở Sài Gòn mấy ngày trước.
Việc tuyển người hiện nay người ta đang quên hẳn sức khỏe tâm thần, vì không có người giám định và vì chúng ta đang xem nhẹ. Và đến khi có sự việc xảy ra người tưởng không liên đới mà thành liên đới.
Mẹ tôi cũng là một trong hàng triệu bác sỹ, một phần vì sự hiểu biết và năng lực có hạn, cùng với tấm lòng thương người, suy nghĩ đơn giản, ở quê nên các nhà biết nhau, luôn muốn giúp đỡ con em có việc làm.
Và việc tuyển người từ phương diện cá nhân như người giúp việc đến tập thể như công ty tuyển nhân viên dù có yêu cầu chứng nhận sức khỏe nhưng lại bỏ qua bệnh lý sức khỏe tâm thần. Chính sự bỏ ngỏ, cho qua đó khiến bao mang sống bị tước đoạt bởi những kẻ giết người “ngây ngô” mang tên người tâm thần.
Theo số liệu được công bố năm 2016, có đến 30% dấn số Việt Nam bị rối loạn tâm thần. Trong đó, khoảng gần 5 triệu người mắc rối loạn tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chậm phát triển và con số này vẫn không ngừng tăng.
Mặc dù số lượng người bị rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao, nhưng số người được điều trị lại rất thấp. Theo thống kê, cứ 10 người bị rối loạn tâm thần, chỉ có 2-3 người được điều trị, trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế.
Theo Bác sĩ Lê Thị Hiếu/Khám phá