Nhức mắt cảnh “phượt thủ” gây hại môi trường ở núi Trầm

Google News

Những túi bóng, giấy báo đựng đồ dã ngoại hay rác thải sau những cuộc ăn nhậu túy lúy của các đoàn “phượt thủ” khiến thắng cảnh núi Trầm Hà Nội bị ô nhiễm.

Núi Trầm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 25km nằm trong cụm danh thắng: Chùa Trầm, chùa Vô Vi và chùa Long Tiên. Với cảnh sắc đẹp, địa thế nằm giữa những cánh đồng mông mênh bên những ngọn núi thoải mang những nét hoang sơ, yên bình nên từ lâu thu hút rất đông các “phượt thủ” ghé thăm. Tuy nhiên, gần đây, núi Trầm đang bị xâm hại trầm trọng do tình trạng ồn ào, vứt rác bừa bãi sau mỗi lần cắm trại. Điều này vô hình chung đang làm xấu đi hình ảnh cộng đồng phượt trong mắt mọi người, đặc biệt là làm cho khu núi Trầm trở nên khó nhìn, giá trị di tích bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhuc mat canh “phuot thu” gay hai moi truong o nui Tram
Một số người tự giác dọn rác ở núi Trầm. Ảnh: L.H.T 
Anh Nguyễn Cảnh Hải - khách tham quan tại núi Trầm cho biết: Anh và gia đình chọn địa danh này là nơi du lịch cuối tuần vì khung cảnh ở đây khá yên bình, xung quanh là chùa linh thiêng. Nhưng khi đến đây tận mắt chứng kiến các bạn trẻ cắm trại, nấu nướng và xả rác ngay tại chỗ khiến anh cảm thấy rất bức xúc. Anh Hải, cho rằng núi Trầm gắn liền với di tích lịch sử chùa Trầm vì vậy tất cả mọi người cần phải tôn trọng, bảo vệ và thành tâm. “Tôi cho rằng chính quyền địa phương xã Phụng Châu cũng nên có những giải pháp để bảo vệ môi trường, xử lý, và thu gom rác thải” – anh Hải nói.
Khi có ý định tổ chức một buổi dã ngoại thì mọi người nên tìm hiểu về địa danh đến từ trước, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể cho chương trình của mình. Núi Trầm không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn chứa đụng những yếu tố tâm linh, chính vì vậy khi tổ chức ở đây ngoài yếu tố xử lý rác thải còn phải để ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân, nội dung chương trình không được phản cảm…”.
Anh Lê Nam Hải
Bà Liếng - người dân tại địa phương làm nghề ve chai cho biết: Hàng ngày bà lên núi Trầm để thu gom được rất nhiều chai, cốc nhựa… Theo bà, lượng khách đổ về khu di tích núi Trầm rất đông, đặc biệt vào những ngày cuối tuần với nhiều hoạt động như: Đốt lửa, cắm trại, hát hò… gây ồn ào, không những thế các bạn trẻ còn chưa có ý thức để rác đúng nơi quy định. Chính quyền địa phương cũng chưa quan tâm đến việc xử lý rác, nên có những thùng rác và đầu tư vào nguồn nhân lực thu gom và xử lý rác sao cho hợp lý.
Anh Lê Hải Nam (một phượt thủ có tiếng trong cộng đồng những người ưa khám phá, thích xê dịch) cho biết: Sở thích của các bạn trẻ bây giờ là đi theo “phong trào” nhiều hơn là khám phá. Anh Nam chia sẻ: “Khi có ý định tổ chức một buổi dã ngoại thì mọi người nên tìm hiểu về địa danh đến từ trước, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể cho chương trình của mình. Đặc biệt núi Trầm không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn chứa đụng những yếu tố tâm linh, chính vì vậy khi tổ chức ở đây ngoài yếu tố xử lý rác thải còn phải để ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân, nội dung chương trình không được phản cảm…”. Là người đi nhiều, trải nghiệm nhiều vùng đất, anh Nam cho biết để xử lý, thu gom rác sau mỗi chuyến đi nói chung và tại núi Trầm nói riêng, các bạn trẻ đi phượt nên chuẩn bị túi đựng rác từ trước, căn thời gian chưa tan cuộc để phân công từng cá nhân dọn dẹp, thu rác và để vào nơi quy định. Bên cạnh đó anh cũng kêu gọi giới phượt thủ quyên góp tiền đầu tư mua thùng rác cho núi Trầm để nơi đây luôn sạch, đẹp.
Thiết nghĩ, tình trạng rác thải tại núi Trầm nói riêng và các địa điểm du lịch nói chung đã trở nên khá phổ biến, để hình ảnh phượt luôn đẹp trong mắt mọi người, các bạn trẻ nên có ý thức trong việc bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên và môi trường trong sạch hơn.
Theo Trần Hiền/Dân Việt