Đại học RMIT Việt Nam đã tổ chức loạt trò chơi và hoạt động an toàn mạng đem đến cho học sinh, sinh viên cơ hội thực hành các phương thức an toàn mạng đơn giản như dùng mật khẩu mạnh hoặc tránh dùng mạng wifi công cộng thiếu an toàn.
Loạt chương trình ngoại khóa theo hình thức game hóa được khởi xướng bởi Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật Số (CODE) phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới An ninh mạng (CCSRI) Đại học RMIT Việt Nam.
|
Báo cáo về Thông thạo mạng của ESET Việt Nam chỉ ra rằng 18 - 24 là nhóm tuổi ở Việt Nam dễ có các hành vi nguy hiểm trực tuyến hơn so với các nhóm tuổi khác. Ảnh minh họa |
Cô Huỳnh Thục Yến, trưởng nhóm Tiếp cận và Tương tác Số trực thuộc CODE cho biết, việc chuyển sang làm việc, giáo dục và giải trí trực tuyến do các đợt giãn cách xã hội trong đại dịch khiến nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới đối mặt với nguy cơ bị tấn công giả mạo cao hơn.
Theo đó, phishing - tấn công giả mạo mô tả việc tin tặc giả mạo thành cá nhân hay tổ chức uy tín để lừa người dùng cung cấp các thông tin cá nhân bảo mật như mật khẩu hay chi tiết tài khoản ngân hàng.
Sau đó, tin tặc có thể dùng những thông tin này đánh cắp thông tin cá nhân hay lừa đảo tài chính.
Theo Công ty an toàn mạng toàn cầu Kaspersky, Việt Nam nằm trong nhóm các mục tiêu hàng đầu của tội phạm tấn công giả mạo ở khu vực Đông Nam Á.
Riêng tháng đầu tiên của năm 2022 đã ghi nhận 1.383 vụ tấn công mạng trên khắp Việt Nam, tăng hơn 10% so với tháng 12/2021 (theo Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia NCSC).
Đánh cắp thông tin cá nhân bằng cách gian lận và mạo danh các tổ chức tài chính là hai hình thức nổi bật nhất của tấn công mạo danh. Trong khi đó, rào cản lớn nhất là nhiều người dùng còn hạn chế về kỹ năng kỹ thuật số và bảo mật thông tin nên rất dễ bị lừa.
Báo cáo về Thông thạo mạng của ESET Việt Nam chỉ ra rằng 18 - 24 là nhóm tuổi ở Việt Nam dễ có các hành vi nguy hiểm trực tuyến hơn so với các nhóm tuổi khác.
>>> Mời độc giả xem thêm video Trào lưu khoe thân kiếm tiền phản cảm trên mạng xã hội:
An Quý