Nhiều chủ đầu tư chỉ “đánh trống ghi tên”, khách mua nhà chịu thiệt

Google News

Đại biểu Quốc hội nêu thực trạng nhiều chủ đầu tư chỉ "đánh trống ghi tên" khiến khách hàng chịu thiệt khi đặt cọc mua nhà dự án bị "treo".

Chiều 19/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Lừa đảo, dự án "ma" từ bất động sản trong tương lai
Phát biểu tại tổ, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đã nêu ý kiến về bất động sản hình thành trong tương lai.
Nhieu chu dau tu chi “danh trong ghi ten”, khach mua nha chiu thiet
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội). 
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, mục tiêu của việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai là để nhà đầu tư có thể huy động trước tiền của người mua. Nhưng thực tế, chính loại hình bất động sản này lại gây ra rất nhiều hệ lụy.
Thời gian qua, giá bất động sản tăng bất thường, tăng nhanh chủ yếu là nhóm bất động sản hình thành trong tương lai. Còn khi đất có nhà rồi thì gần như giá khá ổn định, có thể tăng đều đều chứ không tăng lên giảm xuống bất thường.
Những vụ lừa đảo của các dự án ma, theo đại biểu Cường cũng là bất động sản hình thành trong tương lai. Dù dự án mới vẽ ra giấy, nhưng đã phân lô để bán, lúc đó có thể lừa được người mua, nếu như hình thành nhà rồi thì khó có thể lừa được.
“Trên thế giới tôi thấy chưa có nước nào bán bất động sản hình thành trong tương lai. Nếu nhà đầu tư muốn huy động vốn, có thể phát hành trái phiếu công trình đó, thành lập quỹ đầu tư bất động sản; trái phiếu này sau đó có thể được chuyển đổi thành nhà ở", đại biểu đoàn Hà Nội nói.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, không nên quy định bất động sản hình thành trong tương lai; mà nhà đầu tư muốn huy động vốn có thể phát hành trái phiếu công trình có chuyển đổi. Từ đó, người muốn mua đất, nhà đều có cơ hội đầu tư và kiểm soát dự án.
Khách đặt cọc mua nhà đúng dự án "treo"
Đại biểu Phạm Đức Ấn nêu thực trạng, thời gian qua, nhiều chủ đầu tư chỉ “đánh trống ghi tên” khi các dự án bất động sản kéo dài quá lâu mà không thể triển khai được; thậm chí, một số doanh nghiệp còn phá sản do không còn vốn vì triển khai quá nhiều dự án cùng một lúc. Vì thế, khách hàng là người chịu thiệt khi đặt cọc mua nhà nhưng dự án bị “treo” không thể triển khai được.
Nhieu chu dau tu chi “danh trong ghi ten”, khach mua nha chiu thiet-Hinh-2
Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn. 
Đại biểu Phạm Đức Ấn đề nghị dự thảo Luật cần có những quy định cụ thể, mang tính ràng buộc để các chủ đầu tư có trách nhiệm với các dự án khi triển khai thực hiện. "Đồng thời, kiên quyết thu hồi những dự án treo quá lâu và chủ đầu tư không đủ năng lực để hoàn thành dự án”, đại biểu Phạm Đức Ấn kiến nghị.

Liên quan tới sàn giao dịch bất động sản, đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh đề nghị không quy định bắt buộc các giao dịch bất động sản phải thông qua sàn giao dịch bất động sản, mà chỉ quy định khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch kinh doanh bất động sản thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản.

Đồng thời, quy định chặt chẽ về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của sàn giao dịch bất động sản, tạo cơ sở pháp lý cho sàn giao dịch bất động sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, uy tín, thu hút được các bên tham gia giao dịch.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh cho rằng, các quy định hiện nay liên quan đến kinh doanh bất động sản vẫn chủ yếu hỗ trợ cho các sàn giao dịch – tức là bên trung gian – chứ không hỗ trợ trực tiếp cho người dân có nhu cầu thực sự. Vì thế, dự thảo Luật cần làm rõ chức năng quản lý nhà nước cũng như việc thu thập, kiểm soát thông tin của các sàn giao dịch bất động sản này để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.

Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về việc dùng điểm Văn xét tuyển ngành Y. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

 
Mai Loan