Người cấp bằng giả Trường ĐH Đông Đô nhận án tù, 'học giả' mua bằng tính sao?

Google News

Chiều 24/12, TAND TP Hà Nội tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả. Câu hỏi đặt ra, vậy những người mua thì bằng tính sao?

Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội), người bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Quang (nguyên Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên Trường ĐH Đông Đô), trong vụ án này, cơ quan tiến hành tố tụng xác định, các học viên không trúng tuyển, không tham gia học tập, nhưng hợp thức hóa bài thi bằng hình thức chép bài thi rồi nhận bằng.
Các bị cáo đã hợp thức hóa trình độ của học viên bằng các quyết định, văn bản, thủ tục, bài thi, bảng điểm để in và phát bằng cho các thí sinh.
Mặc dù bằng ĐH văn bằng hai tiếng Anh của Trường ĐH Đông Đô được phát ra là phôi thật, chữ ký thật, nội dung không bị chỉnh sửa, có đầy đủ các văn bản, quyết định, bảng điểm, hồ sơ để làm căn cứ cấp bằng, nhưng bằng đó không ghi nhận năng lực trình độ của người có tên trên bằng.
Nguoi cap bang gia Truong DH Dong Do nhan an tu, 'hoc gia' mua bang tinh sao?
 Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường
Bởi người có tên trên bằng không tham gia học tập, không phải là người trúng tuyển, không thực hiện các quy trình thủ tục đào tạo, nên bằng đó là bằng giả, không ghi nhận đúng trình độ của người được cấp bằng.
Theo luật sư, nếu người bỏ tiền ra để có bằng nhận thức được rằng, bằng đó là giả về mặt nội dung nhưng vẫn cung cấp thông tin, ảnh và các thủ tục để các bị cáo thực hiện hành vi làm ra những chiếc bằng giả (về mặt nội dung), họ sẽ là đồng phạm giúp sức trong hành vi làm giả.
Ngoài ra, những người biết rõ là giấy tờ, tài liệu giả nhưng vẫn cố ý sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật thì hành vi này cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 BLHS năm 2015 về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.
Trong vụ án này, cho đến khi bị truy tố, không bị cáo nào kêu oan. Tuy nhiên, đối với người đã bỏ tiền ra "mua bằng", cơ quan tiến hành tố tụng đang cho rằng họ không giúp sức cho hành vi này, do họ không nhận thức được đây là giấy tờ giả, chỉ là vi phạm về mặt thủ tục đào tạo, gian lận trong học hành thi cử.
Do không nhận thức được đây là giấy tờ giả nên không thể xử lý họ về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức như nói trên.
Bài học đắt giá
Theo điều tra, từ tháng 4/2018- 3/2019, Trường ĐH Đông Đô đã cấp 429 văn bằng và hai giấy chứng nhận giả thu lợi bất chính hơn 7 tỷ đồng.
CQĐT làm rõ 210 người được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả và đã nộp 2,7 tỷ đồng cho cơ sở đào tạo này. Còn 219 người khác chưa làm rõ thông tin nên chưa đề cập xử lý.
Nguoi cap bang gia Truong DH Dong Do nhan an tu, 'hoc gia' mua bang tinh sao?-Hinh-2
 Các bị cáo trong vụ án đều là các thầy cô giáo, với những hoàn cảnh khác nhau mà thực hiện hành vi phạm tội
Với 210 người này, CQĐT cũng kiến nghị với cơ quan, tổ chức đảng quản lý những người này xem xét xử lý kỷ luật, thu hồi, hủy bỏ tất cả các bằng cấp, giấy chứng nhận mà Trường ĐH Đông Đô đã cấp, nhưng không đề nghị xử lý hình sự họ về tội Sử dụng giấy tờ tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Về việc này, luật sư Đặng Văn Cường nêu quan điểm, có thể do cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng, những người này không nhận thức được đây là giấy tờ giả hoặc chưa có hành vi sử dụng giấy tờ giả, hoặc có sử dụng nhưng không phải là để thực hiện hành vi trái pháp luật nên chưa thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm theo Điều 341 BLHS năm 2015.
Còn đối với 219 người có tên trong danh sách được cấp bằng giả, nhưng đến nay CQĐT vẫn chưa làm rõ được thông tin về nhân thân, địa chỉ của họ, chưa triệu tập được họ đến để làm rõ sự việc nên không có cơ sở để xử lý đối với những người này.
Tuy nhiên, cơ quan tố tụng cũng yêu cầu cơ quan chức năng tuyên bố hủy bỏ tất cả những bằng cấp chứng chỉ ngôn ngữ Anh, văn bằng hai hệ chính quy của trường này, bởi việc cấp văn bằng hai chính quy là không phù hợp với quy định pháp luật.
“Bị cáo trong vụ án này đều là các thầy cô giáo, với những hoàn cảnh khác nhau mà thực hiện hành vi phạm tội.
Đây là bài học cho các cơ sở đào tạo đối với việc tuân thủ các quy định về giáo dục đào tạo, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động đào tạo và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật”, lời Tiến sĩ Đặng Văn Cường.
Theo T.Nhung/Vietnamnet