Làng hương 300 năm tuổi tất bật vào Tết Nguyên Đán

Google News

Những ngày này, làng hương Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang tất bật chuẩn bị hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2023.

Theo các cụ cao niên, làng làm hương Đông Khê có từ rất lâu đời, ngót nghét cũng hơn 300 năm tuổi. Những người già trong làng chỉ biết rằng, khi lớn lên đã thấy có nghề làm hương.

Tương truyền, nghề làm hương Đông Khê bắt nguồn từ một người dân trong làng nhờ học được từ vùng ngoại thành Đông Đô (Hà Nội) đem về dạy cho dân làng. Từ đó đến nay, người dân Đông Khê luôn phát huy, giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ.

Ông Đoàn Văn Mậu (64 tuổi), gia đình duy nhất trong làng còn giữ được nghề làm hương thủ công truyền thống. Ông Mậu cho biết, làng Đông Khê trước đây gần như 100% hộ gia đình làm nghề hương. Cứ dịp Tết đến, cả làng nhộn nhịp. Nhà nhà làm hương, thương lái đến lấy hàng đi bán khắp các tỉnh thành cả nước.

“Xã hội phát triển, nghề làm hương cũng dần bị mai một. Đến nay, làng Đông Khê chỉ còn hơn hai chục hộ làm hương. Tuy nhiên, tất cả đều làm theo kiểu công nghiệp. Chỉ còn duy nhất nhà tôi là vẫn làm hương thủ công truyền thống”, ông Mậu chia sẻ.

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan

Những bó chân hương được nhuộm màu, bó lại khi phơi đẹp như những bông hoa

Theo những người làm hương ở đây, để cho ra một mẻ hương đạt chất lượng, khâu chọn nguyên liệu là quan trọng nhất. Hương liệu là rễ cây trầm, cây trám trộn lẫn với các vị thuốc bắc như nụ hồi, đinh hương, cam thảo... tạo mùi thơm rất dễ chịu.

Hầu hết các cơ sở đều sản xuất nhiều loại hương, tùy theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hương bài và hương đen với độ dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Giá cả vì thế cũng có sự chênh lệch, dao động từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng/bó. Riêng loại hương sào được bán với giá đắt nhất là 50.000-100.000/10 cây. Loại này có ưu điểm cây to, rất thơm và lâu tàn, cháy từ 8 đến 10 tiếng.

Theo những người dân nơi đây, nghề làm hương không vất vả như nghề nông, nhưng yêu cầu người làm phải thật cẩn thận, tỷ mỉ. Thị trường tiêu thụ cũng tương đối ổn định, mang lại thu nhập khá cho người lao động và các hộ kinh doanh, nhất là những ngày Tết. Ngoài ra, nghề làm hương còn tận dụng được nguồn lao động sẵn có trong gia đình.

Ông Lưu Trọng Tài, Trưởng thôn Đông Khê, cho biết, làng hương Đông Khê đã được công nhận là làng nghề. Người dân ở đây làm hương quanh năm, nhưng bận rộn nhất vẫn là vào dịp Tết. Hương Đông Khê được khách hàng ưa chuộng bởi mùi thơm dễ chịu và an toàn khi đốt, do đó dịp Tết hàng năm, hàng vạn que hương từ đây được xuất bán đi khắp cả nước.

Hình ảnh người dân tất bật làm hương, chuẩn bị cho Tết:

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-2

Những cây hương sào được nhiều khách hàng ưa chuộng

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-3
Công đoạn nhuộm chân hương
Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-4

Bột hương được trộn đều, nhuyễn để lăn vào tăm hương

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-5

Chậu bột hương sánh mịn

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-6
Những que hương sào được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-7

Vào dịp Tết người dân làng Đông Khê xuất đi hàng triệu que hương

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-8

Nghề làm hương tuy không vất vả như làm nông, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ

Lang huong 300 nam tuoi tat bat vao Tet Nguyen Dan-Hinh-9

Hương được người dân phơi khắp các con đường trong xã

 

 
Theo Lê Dương/Vietnamnet