TS Trần Văn Miều - Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) khẳng định, để giảm thiểu tác hại môi trường do các phương tiện giao thông gây ra, việc phân vùng hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm của Hà Nội là cần thiết.
Tuy nhiên, việc Hà Nội tìm cách hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm, nếu không đi kèm với khuyến khích giao thông xanh sẽ khó thành công.
|
Ảnh minh hoạ. |
TS Trần Văn Miều cho rằng, việc gì người dân thấy có lợi ắt sẽ tự giác thực hiện và sớm có hiệu quả. Theo đó, việc cấm xe máy xăng vào các các quận trung tâm – vùng phát thải thấp cần phải được thực hiện rõ ràng, có lộ trình và tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu được lợi ích của việc cấm xe máy xăng. Đặc biệt, phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ ưu việt cho người đang sử dụng phương tiện xăng khi chuyển sang phương tiện năng lượng sạch.
TS Trần Văn Miều nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp FDI như: Honda, Yamaha, SYM… trong việc đồng hành “xanh hoá” giao thông đô thị Hà Nội. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất xe máy cần ký cam kết và đồng hành với chính quyền, người dân trong lộ trình sản xuất xe máy, cung cấp các dòng xe máy sử dụng năng lượng sạch như điện, hydro…nhằm thay thế xe máy xăng. Từ đây, sẽ phải có cơ chế chính sách mua, đổi mới phương tiện sao cho người dân có lợi, nhất là người lao động nghèo.
“Nếu lại mua xe máy xăng thì vấn nạn ô nhiễm khó giải quyết triệt để. Vì vậy, cần có những giải pháp song hành, khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh và hạn chế những loại xe gây ô nhiễm”, TS Trần Văn Miều nhận định.
>>> Mời độc giả xem thêm video TP.HCM đề nghị hạn chế mặc áo vest, đồ trang trọng để tiết kiệm điện:
Thiên Tuấn