Học bạ 10 điểm nhưng khi đi thi chỉ 1,75 điểm, nhà trường nghĩ sao?

Google News

Điểm học bạ 10 nhưng điểm thi chỉ đạt điểm 1 hoặc điểm 2, 3 là một điều bất thường khiến nhiều người không khỏi giật mình, thắc mắc, có sự gian dối nào ở đây?

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 đã làm không ít người bất ngờ với lượng bài thi của 2 môn toán và tiếng Anh bị điểm dưới trung bình rất nhiều (mỗi môn gần 50% điểm yếu, kém)
Hoc ba 10 diem nhung khi di thi chi 1,75 diem, nha truong nghi sao?
Bảng điểm một trường trung học cơ sở Hà Nội, có học sinh điểm học bạ 10 môn toán nhưng điểm thi chỉ đạt 1.75 (Ảnh CTV) 

Hoc ba 10 diem nhung khi di thi chi 1,75 diem, nha truong nghi sao?-Hinh-2
 Có học sinh điểm học bạ 10 điểm thi chỉ -1 (Ảnh CTV)
Nếu lần dở những cuốn học bạ của những thí sinh đạt điểm dưới trung bình, chắc chắn sẽ là những con điểm đẹp ít nhất là tổng kết trên 5.
Không ngoại lệ, một trường trung học cơ sở tại Hà Nội cũng khiến nhiều phụ huynh bức xúc khi nhìn bảng điểm tổng kết 3 môn toán, văn, Anh văn so với điểm thi vào 10 của không ít học sinh cách nhau một trời một vực.
Có em điểm tổng kết là 8.5 nhưng thi chỉ đạt 2.5, thậm chí có em tổng kết là 10 nhưng thi chỉ được 1.75…
Kỳ thi vào lớp 10 như thế, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cũng không ngoại lệ. Đã có không ít học sinh có điểm tổng kết 7-8 điểm nhưng điểm thi cũng chỉ ở mức kém 2-3 điểm.
Điểm học bạ và điểm thi thường chênh lệch nhau cũng là chuyện bình thường. Thế nhưng vênh nhau ở mức cho phép (chừng 1-2 điểm, thậm chí 3 điểm) cũng có thể chấp nhận được.
Đằng này, điểm học bạ 10 nhưng điểm thi chỉ đạt 5 hay 6 thậm chí là điểm 1 hoặc điểm 2, 3 là một điều bất thường khiến nhiều người không khỏi giật mình, thắc mắc.
Nguyên nhân điểm học bạ - điểm thi cách nhau một trời, một vực
Thứ nhất, việc một số trường học dùng điểm học bạ trong việc xét tuyển học sinh vào trường đã buộc nhà trường không thể “chặt tay” khi chấm điểm học sinh.
Một số lãnh đạo trường học còn “bật đèn xanh” cho giáo viên trong việc nhẹ tay cho điểm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của nhà trường.
Cái lý của không ít thầy cô cũng cho rằng chấm điểm chặt sợ học sinh thiệt thòi so với nhiều trường học khác. Thế là biên độ điểm được nới rộng hơn bình thường.
Thứ hai, vẫn còn hiện tượng có sự ưu ái không hề nhỏ với những học sinh đã được phụ huynh gửi gắm, nhờ giúp đỡ.
Khi giáo viên muốn giúp thì có muôn vàn cách như kiểm tra lần 1 không đạt, giáo viên sẽ cho kiểm tra lần 2, lần 3 cho đến khi đạt được số điểm ưng ý mới thôi.
Thứ ba, nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là dạy thêm học thêm. Không ít thầy cô giáo giữ chân học sinh bằng những điểm số cao.
Những bài kiểm tra 15 phút luôn được báo trước, bài kiểm tra 1 tiết đều được làm trước dạng bài thậm chí làm thử ngay trong lớp học thêm.
Có cách nào hạn chế được tình trạng chênh lệch điểm bất thường?
Cần có quy định mức chênh lệch điểm học bạ và điểm thi trong khoảng cho phép. Điều này sẽ hạn chế được việc giáo viên phóng tay cho điểm vô tội vạ.
Sẽ không công nhận kết quả khi có số điểm chênh lệch quá bất thường như học bạ điểm giỏi nhưng điểm thi lại yếu, kém.
Giao trách nhiệm cho giáo viên, cho trường nếu để xảy ra tình trạng lệch điểm quá nhiều.
Quản lý chặt chẽ việc dạy thêm học thêm, không để tình trạng dạy học sinh của mình đang dạy chính khóa theo như quy định về dạy thêm học thêm trong Thông tư 17.
Không tuyên dương, không xét thi đua những trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao vì như thế sẽ tạo cho mảnh đất của căn bệnh thành tích phát triển.
Nếu chưa kiểm soát được việc điểm ảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bỏ quy định xét tuyển vào các trường bằng học bạ như hiện nay và khi đó chắc chắn khoảng cách giữa điểm học bạ và điểm thi sẽ được rút ngắn.
Theo Phan Tuyết/giaoduc