Thế nhưng, thật đau lòng! Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Minh Hòa (ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM), tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn.
Mỗi người phụ nữ đã bước vào hôn nhân đều gặp phải những vấn đề khác nhau: Con cái, tiền bạc, “con giáp thứ 13”, mẹ chồng và gia đình chồng, chuyện nhà cửa, thậm chí là cả chuyện “phòng the". Từ những lý do rất vụn vặt nhưng người phụ nữ nếu xử lý không khéo thì ngày “đường ai nấy đi" sẽ sớm thôi. Rồi những đứa trẻ, chúng phải làm sao khi lớn lên và chịu tổn thương quá lớn vì thiếu cha hoặc mẹ?
|
Ảnh minh họa. |
Chị Hương, 32 tuổi ở phố Khâm Thiên, Hà Nội chia sẻ: Sinh bé thứ 2 xong, người mình cứ phải gọi là sồ sề không tả được, ai có con chắc đều hiểu. Mình bận tối mắt tối mũi mà chồng lại chẳng mấy khi đỡ đần việc nhà, đâm ra hay cáu gắt với chồng. Tối đến mệt muốn rụng rời chân tay thì chồng lại cứ “đòi hỏi” nhưng sức đâu để chiều chồng nữa. Suốt một thời gian dài, mình “làm" với chồng như nghĩa vụ, thụ động chứ chẳng thích thú gì. Rồi vợ chồng ngày càng chẳng nói chuyện được với nhau, động nói vài ba câu là cãi vã.
Chị Thu - Nhân viên ngân hàng ở Đà Nẵng cũng cho hay: Con chị suốt ngày thấy bố mẹ cãi nhau, sợ con thấy thế thành ra ảnh hưởng tâm lý rồi hư hỏng lắm nhưng chẳng biết làm sao. Nhiều lúc muốn kiềm chế mà vợ chồng cứ động nói là khắc khẩu, hồi mới lấy nhau có thế đâu. Chồng chị thì đi suốt, đang nghi chồng có bồ ở ngoài quá mà không có bằng chứng gì. Có khi muốn bỏ chồng mà nghĩ thương con.
Chị Lan - Công nhân một công ty may, vừa khóc vừa ngậm ngùi: Chồng tôi là một người quá nhu nhược và nghe lời mẹ. Nhiều khi tôi rất buồn vì chồng chẳng bao giờ để ý đến suy nghĩ, cảm xúc của vợ mà vẫn ráng nín nhịn cho yên cửa yên nhà. Nhưng "cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng", mẹ chồng cứ liên tục can thiệp vào cuộc sống riêng của hai vợ chồng. Đỉnh điểm là khi sinh con, tôi như bị giam lỏng. Đêm hôm 1 mình chăm con đến rộc người. Tôi không thể nuốt nổi những món ăn bà bảo là lợi sữa. Con ho, sốt bà không cho đi bác sĩ, bảo chỉ cần uống lá là khỏi. Có lần con tiêu chảy nặng phải nhập viện vì uống lá mà mẹ chồng đưa. Tôi “nghẹt thở” đến không chịu được. Tôi bảo anh dọn ra ngoài ở riêng cho đỡ mệt mỏi. Nhưng tôi đau thắt ruột khi anh bảo: “Nếu đi thì hai mẹ con em đi, anh sẽ ở lại với mẹ". Sau bao lần “chiến tranh" thì tôi quyết định ly hôn.
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng không thể mãi bình yên, không trải qua sóng gió. Quan trọng là cách chúng ta đối mặt với những biến cố, để giữ cho mình một gia đình hạnh phúc, trọn vẹn.
Nhận được lời mời phỏng vấn, bà Hoàng Thị Ngọc Lan - Chuyên gia tâm lý về hôn nhân và gia đình thẳng thắn chia sẻ: Phụ nữ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Chị em thường có suy nghĩ vô cùng sai lầm: Chuyện chưa xảy ra thì chưa cần lo lắng. Tuy nhiên, có một sự thật hiển nhiên: “Phòng bệnh” hơn “chữa bệnh”, nếu đã lỡ phải “chữa" thì hãy nhanh chóng tìm cách “chữa" cho triệt để.
Bà còn cho biết thêm: Để chồng chung thuỷ, sắc đẹp chỉ là một phần, bởi ai mà chẳng đến lúc già xấu đi. Thật may mắn cho thế hệ chúng ta hiện nay, bởi đã có các lớp học tư vấn tâm lý và hướng dẫn phương pháp giúp gia đình hạnh phúc, được nghiên cứu bởi các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu. Nhiều chị em do thời gian hạn chế, khoảng cách địa lý xa xôi, “ngại" khi phải chia sẻ chuyện riêng chỗ đông người hay vì điều kiện kinh tế chưa đủ, mà không tham gia được các lớp học tại trung tâm thì đã tìm ra các khoá học Online rất hiện đại, hiệu quả và tiết kiệm nữa.
Theo Tuấn Anh/ĐSPL