Vào giai đoạn nửa cuối thời Tam Quốc, nổi bật và khốc liệt liệt nhất chính là sự kiện Gia Cát Lượng quyết tâm chinh phạt Bắc Ngụy, mà điểm nhấn trong đó chính là những lần đối đầu giữa ông và đối trọng lớn nhất trong đời - Tư Mã Ý.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, dù những lần đọ tài đầu tiền đều không trực tiếp giáp mặt nhưng đó đều là những trận chiến vô cùng hấp dẫn giữa quân đội Tào - Ngụy.
Lần duy nhất Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý đối đầu trực diện, cũng là trận đấu cuối cùng giữa 2 người, đây cũng là minh chứng rõ nét nhất cho việc Gia Cát Lượng đi ngược lại ý trời.
Mưu trí, cẩn thận và nhẫn nại, đó là những gì giúp Tư Mã Ý trở thành chướng ngại lớn nhất trên con đường phạt Ngụy của Gia Cát Lượng.
Để có thể phã vỡ trở ngại này, Gia Cát Lượng từng dùng kế dẫn dụ Tư Mã Ý đến một nơi gọi là Thượng Phương Cốc. Nơi này là một con hẻm nhỏ nằm giưã 2 sườn núi hiểm trở, thích hợp cho việc thiết lập thế trận mai phục.
Gia Cát Lượng cho quân dựng những lều cỏ ở giửa hẻm núi, ngụy trang đó kho lương nhưng thực chất lại trôn đầy hỏa dược xung quanh. Sau đó, ông lên kế hoạch khiêu chiến và vờ thất bại, để trống kho lương nhằm dụ Tư Mã Ý vào chiếc bẫy dày công chuẩn bị.
Tư Mã Ý lạc vào giữa hỏa trận, như cá nằm trên thớt, không còn đường thoát thân. Tuy nhiên, đúng vào lúc Tư Mã Ý tuyệt vọng nhất và định tự sát, trời đột nhiên đổ mưa lớn, dập tắt buổi "hỏa táng" mà Gia Cát Lượng toàn tâm toàn ý chuẩn bị cho kẻ địch lớn nhất của mình.
Hỏa công Thượng Phương Cốc có thể nói là minh chứng rõ nét nhất cho việc Gia Cát Lượng dù tài năng đến mấy cũng không thể đảo ngược ý trời. Trước đó rất nhiều người đã sớm nhìn ra "thiên mệnh".
Khi Gia Cát Lượng đồng ý xuất sơn phò tá Lưu Bị làm đại nghiệp, Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy đã nói với Thôi Châu Bính rằng "Khổng Minh gặp đúng chủ, chỉ tiếc không đúng thời".
Trước lần đối đầu cuối cùng, Tư Mã Ý cũng đã cảnh báo Gia Cát Lượng rằng "vận nhà Hán đã tận nhưng ông trên không biết số trời, dưới không biết địa thế, lẽ ra phải biết an phận nhưng tại sao nhiều lần làm trái ý trời, nhất định dụng binh?".
Tuy nhiên, trên thực tế, trận mưa đột ngột này hoàn toàn có thể giải thích dựa trên cơ sở khoa học ngày nay. Do Thượng Phương Cốc là một con hẻm chật hẹp hiểm trở, âm u ẩm ướt, Gia Cát Lượng lại đột nhiên phóng hỏa khiến không khí nóng - lạnh trong hẻm thay đổi đột ngột, vì thế mà sinh ra trận mưa lớn.
Cuối cùng, có một điều chúng ta cần lưu ý, Gia Cát Lượng hỏa thiêu Tư Mã Ý tại Thượng Phương Cốc là một sự kiện không có thật trong lịch sử. Đây chỉ là một sự kiện được thêm thắt trong tác phẩm của nhà văn La Quán Trung, nhằm mục đích truyền đi thông điệp rằng cho dù có có là người tài giỏi, thần cơ diệu toán như Gia Cát Lượng cũng khó mà chống lại ý trời.
Theo Hoa Vũ/Đời sống và Pháp luật