|
Ngày hôm nay (1/2) tức(11 tháng Giêng năm Quý Mão, lễ hội đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) nổi tiếng với màn rước kiệu vua, chúa giả diễn ra náo nhiệt, thu hút hàng ngàn người về dự.
|
|
Nét đặc sắc của lễ hội là sự xuất hiện của "Vua" và "Chúa", được các cụ cao niên "đóng giả" và được rước trên kiệu. |
|
Năm nay, hai bậc cao niên gồm cụ Nguyễn Quang Vinh đóng vai vua còn cụ Trần Văn Tích giả làm chúa. Hai cụ đều đã 73 tuổi.
|
|
Sự khác biệt và dễ nhận thấy là Chúa có khuôn mặt được hóa trang màu đỏ (cụ Trần Văn Tích đóng vai). Còn vua thì khuôn mặt hồng hào (do cụ Nguyễn Quang Vinh đóng vai). |
|
Lễ hội đền Sái bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên nữ bay về trời nên đắp mãi chưa xong thành. Những người khiêng kiệu đòi hỏi phải có sức khỏe nên phần lớn được chọn là trai tráng trong làng.
|
|
Lịch sử cũng kể rằng Vua Chúa nhiều đời từng về đây bái yết. Tuy nhiên, thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của dân nên Vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước Vua giả. Trước mỗi đoàn kiệu rước còn có đội quân tốt nhí là cháu chắt của các bô lão cũng như các vũ công múa những điệu múa uyển chuyển, bắt mắt. Các vị bô lão được bầu làm “quan” đều trên 60 tuổi được ngồi võng cho "lính" rước suốt hành trình trên đường về đình, “vua” thường xuyên ban lộc cho đoàn múa lân mua vui cho “vua” và “chúa”. |
|
Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 "vị quan" trong vai Thị vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các "thê thiếp, con cháu" đi bên cạnh. Bé Nguyễn Quang Huy (8 tuổi) thuộc đoàn rước của "nhà quan Trấn thủ", lần đầu được đi khua cờ. Với các gia đình có người được chọn vào vai quan trọng này là một niềm tự hào rất lớn.
|
Theo Hoàng Mạnh Thắng/ Tiền Phontg