Các trường hợp này đều đã được cách ly trước khi phát hiện nhiễm nCoV.
Họ có độ tuổi từ 16 đến 70, địa chỉ ở Lai Xá (Lương Tài, Bắc Ninh); Đồng Tâm (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái); Ninh Giang (Hải Dương); Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội); Thịnh Vượng (Nguyên Bình, Cao Bằng); Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội); Mỹ Hào (Hưng Yên); Hồng Hà (Đan Phượng, Hà Nội); Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội).
|
Chín trường hợp này đều là bệnh nhân, người nhà chăm bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và đã được cách ly từ trước. |
Như vậy, liên quan chùm lây nhiễm tại cơ sở y tế này, sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên từ ngày 30/9, 78 trường hợp đã được xác định nhiễm nCoV.
Trong đó, Hà Nội ghi nhận 59 ca nhiễm với 29 trường hợp có địa chỉ thuộc địa bàn thành phố, 30 người từ tỉnh khác đến. 19 trường hợp còn lại được phát hiện ở Nam Định (10), Hưng Yên (1), Hà Tĩnh (6) và Hải Dương (2).
22 ca nhiễm tại đây là người nhà chăm bệnh, 29 bệnh nhân điều trị trong bệnh viện, 6 nhân viên của bệnh viện và 2 trường hợp thuộc nhóm khác.
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 4.047 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Ngoài ra, 190 trường hợp liên quan các ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K trên địa bàn cũng được Bộ Y tế công bố trước đó.
Người dân từ TP.HCM về quê cần làm gì để tránh lây nhiễm nCoV? Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng, những người từ vùng dịch về quê cần tuân thủ quy định của địa phương, nghiêm túc khai báo y tế.
Theo Quốc Toàn/Zing