Giao thông công cộng góp phần bảo vệ môi trường

Google News

PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng cho rằng, cần phải có quyết tâm lớn để triển khai vấn đề này.

Trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, đường sắt đô thị được kỳ vọng là "xương sống" của mạng lưới giao thông vận tải thành phố. Thực tế cho thấy, khi được vận hành, hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.
PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, cần phải có quyết tâm lớn để triển khai vấn đề này.
Giao thong cong cong gop phan bao ve moi truong
PGS.TS Bùi Thị An. 
Theo bà An, những năm qua, Hà Nội tăng cường thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt là phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Dù gặp nhiều thách thức, khó khăn, nhưng đến nay, thành phố đã đạt được một số kết quả. Điều Hà Nội cần lúc này là quyết tâm vượt khó khăn để cán đích.
Tại những đô thị lớn, nhất là với Hà Nội, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng. Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được xem là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông.
Vậy nên, yêu cầu đặt ra khi triển khai vấn đề này là cần có cơ chế, chính sách đột phá; có tư duy mới, khung pháp lý mới “may đo” riêng, vượt trội để giải quyết vấn đề quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, cũng như huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ; mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực…
>>> Mời độc giả xem thêm video Biển quảng cáo VNVC Tiêm chủng vi phạm Luật Giao thông, phải gỡ bỏ hàng loạt:
 
Thiên Tuấn