[e-Magazine] 573 loại sữa bột giả bán ra thị trường: Lộ lỗ hổng quản lý?

"Việc tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như tính pháp lý của hồ sơ là trách nhiệm của doanh nghiệp, nhưng lỗ hổng hậu kiểm là của các cơ quan chức năng", ĐBQH Phạm Văn Hòa nhận định.
[e-Magazine] 573 loai sua bot gia ban ra thi truong: Lo lo hong quan ly?
 
[e-Magazine] 573 loai sua bot gia ban ra thi truong: Lo lo hong quan ly?-Hinh-2
 
[e-Magazine] 573 loai sua bot gia ban ra thi truong: Lo lo hong quan ly?-Hinh-3
 Trong suốt thời gian dài, 573 loại sữa bột giả không được kiểm nghiệm đã bán ra thị trường, doanh thu lên đến 500 tỷ đồng khiến dư luận bức xúc. Tôi cho rằng, trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc về các cơ quan quản lý ATTP và quản lý thị trường. Cũng không loại trừ có sự chống lưng cho các doanh nghiệp sản xuất sữa bột giả. Bởi nếu cơ quan quản lý nhà nước về ATTP thường xuyên kiểm tra, giám sát, làm sao có chuyện các doanh nghiệp này có thể tung ra thị trường gần 600 loại sản phẩm giả trong thời gian dài.
Việc tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như tính pháp lý của hồ sơ công bố là trách nhiệm của doanh nghiệp, nhưng lỗ hổng hậu kiểm là của các cơ quan chức năng. Do đó, cần phải truy tận nguồn gốc, công khai trách nhiệm của từng cơ quan chức năng liên quan.
Vụ việc trên cho thấy, cần thiết phải có cơ chế, chính sách cụ thể hơn nhằm hoàn thiện đội ngũ quản lý thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. Không chỉ riêng mặt hàng sữa, các lực lượng chức năng cần chủ động vào cuộc một cách quyết liệt đối với tất cả các lĩnh vực có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.
[e-Magazine] 573 loai sua bot gia ban ra thi truong: Lo lo hong quan ly?-Hinh-4
Vụ sản xuất sữa bột giả trên có quy mô lớn, đáng chú ý lại là các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai…
Tôi cho rằng, cùng với việc điều tra, xử lý hành vi của các đối tượng trong đường dây sản xuất sữa bột giả trên cần làm rõ trách nhiệm của những người liên quan, kể cả là trách nhiệm của cơ quan chức năng trong công tác quản lý.
Thực tế cho thấy, các loại hàng hóa là thực phẩm hiện nay cách quản lý theo kiểu doanh nghiệp tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như tính pháp lý của hồ sơ công bố, theo Nghị định 15. Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, không kiểm nghiệm mẫu sản phẩm trước khi cấp phép.
Đây là cách quản lý khá phổ biến ở nhiều quốc gia để đảm bảo hoạt động tự do kinh doanh, giảm bớt các thủ tục hành chính và để hàng hóa sản xuất được nhiều hơn, đưa ra thị trường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cách quản lý này có nhược điểm là nếu đơn vị kinh doanh không tuân thủ pháp luật, sản xuất ra hàng kém chất lượng thì hàng hóa đã lưu hành, đã giao dịch, có người bị hại rồi thì cơ quan chức năng mới phát hiện, mới xử lý. Lợi dụng vào đặc điểm quản lý như vậy nên các đối tượng đã sản xuất hàng giả với khối lượng đặc biệt lớn, bán ra thị trường một thời gian rất dài và thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.
Tôi cho rằng, cơ quan điều tra cần làm rõ, quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp trên, các cơ quan chức năng có tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật hay không. Tại sao cơ quan chức năng không thanh tra kiểm tra kịp thời, không phát hiện để xử lý, cho đến khi lượng hàng hóa khổng lồ bán ra thị trường, các đối tượng mới bị phát hiện. Nếu cơ quan chức năng có trách nhiệm trong việc cấp phép phải kiểm soát, kiểm tra mà thiếu trách nhiệm cũng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.
[e-Magazine] 573 loai sua bot gia ban ra thi truong: Lo lo hong quan ly?-Hinh-5
Vụ sữa giả quy mô lớn vừa bị Bộ Công an triệt phá có đến gần 600 loại là một con số thật sự kinh hoàng.
Theo tôi, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước cần nhận thấy trách nhiệm hàng đầu của mình trong việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sữa - một mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là sức khỏe trẻ em, người bệnh và người già.
Các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và ở các tỉnh/thành phố cần tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất và các cơ sở kinh doanh sữa, tiến tới xóa sổ các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh sữa giả trên toàn quốc.
Đối với người tiêu dùng, nói chung việc nhận biết sữa giả là không hề dễ dàng. Tôi khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng khi chọn mua sữa. Cần theo dõi sát sao các thông tin, khuyến cáo của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về mặt hàng sữa, để tránh mua phải sữa giả, để an toàn cho sức khỏe của mình và người thân trong gia đình.
[e-Magazine] 573 loai sua bot gia ban ra thi truong: Lo lo hong quan ly?-Hinh-6

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu