TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) - cho rằng, cần “luật hóa” cho phép địa phương dùng tiền của mình để đầu tư quốc lộ qua địa bàn, khắc phục những vướng mắc hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần có cơ chế quản lý rõ ràng và xác định lại quy hoạch vùng.
|
TS Đào Ngọc Nghiêm. |
Theo TS Đào Ngọc Nghiêm, hiện nay, Việt Nam có 6 vùng kinh tế đặc biệt, riêng Hà Nội có thêm vùng Thủ đô. Cơ chế quản lý cần phải xác định rõ ràng hơn. Đặc biệt, vấn đề hệ thống giao thông liên kết các vùng phê duyệt quy hoạch vùng chưa cụ thể về xác định hệ thống giao thông đi qua các tỉnh thành. Phê duyệt quy hoạch các vùng cần phải quan tâm hơn vấn đề này.
“Để bảo đảm phát triển đường bộ cả nước, phải có cơ chế vùng, thể hiện rõ trong quyết định phê duyệt vùng, như hiện này rất chung chung. Cần phải căn chỉnh lại điều hành quy hoạch vùng nhằm bảo đảm tính thống nhất cao, tránh tình trạng cục bộ”, TS Đào Ngọc Nghiêm nói.
Nhiều chuyên gia giao thông cũng cho rằng, nếu phân cấp, phân quyền chỉ điều chỉnh ở Luật Giao thông Đường bộ, sẽ không giải quyết hết được vấn đề. Luật Quản lý Tài sản công cũng là luật gốc có tính bao trùm, quy định những nguyên tắc cơ bản, đó là cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm bảo quản, bảo trì. Vì vậy, tài sản đang do Trung ương quản lý, nếu giao địa phương bảo trì là không phù hợp.
Bên cạnh đó, Luật Ngân sách Nhà nước quy định cấp nào quản lý tài sản phải sử dụng ngân sách cấp đó để đầu tư. Tới đây, khi phân cấp, sẽ phải sửa đổi hai luật này hoặc có nghị quyết của cấp có thẩm quyền để thực hiện được khả thi.
Trước đó, tại dự thảo Luật Giao thông Đường bộ sửa đổi, Bộ GTVT đề xuất phương án phân cấp, phân quyền cho địa phương theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Cụ thể, dự thảo luật đã bổ sung quy định về phân cấp, phân quyền đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ.
Theo đó, phân cấp cho UBND cấp tỉnh quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đối với quốc lộ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ GTVT. Bên cạnh đó, bổ sung quy định ngân sách địa phương được sử dụng đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp quốc lộ đi qua địa bàn.
>>> Mời độc giả xem thêm video Chăn thả gia súc trên quốc lộ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông:
Thiên Tuấn