Đề xuất “phố đèn đỏ”: “Nhập khẩu” gái dịch vụ nước ngoài, tại sao không!

Google News

(Kiến Thức) - Mới đây, ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt Nam (Vitours) đề xuất tạo cơ chế mở “phố đèn đỏ” tại Đà Nẵng, và "nhập khẩu" gái dịch vụ nước ngoài chứ không cho người Việt làm. Đề xuất này đang khiến dư luận xôn xao.

Mở phố đèn đỏ, “nhập khẩu” gái dịch vụ nước ngoài

Theo ông Lê Tấn Thanh Tùng, nhu cầu của khách du lịch về các dịch vụ tình dục rất lớn, và thực tế hiện nay có nhiều thành phố có "phố đèn đỏ" nhưng hoạt động lén lút, trái phép dẫn đến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn, nhiều hệ lụy xã hội.

De xuat “pho den do”: “Nhap khau” gai dich vu nuoc ngoai, tai sao khong!
Ông Tùng đề xuất cho Đà Nẵng mở "phố đèn đỏ" giống như một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore... (Ảnh phố đèn đỏ tại Thái Lan)

Do đó, để góp phần thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng, nhất là dịch vụ giải trí về đêm, ông Tùng cho rằng, Đà Nẵng có thể quy hoạch và tạo cơ chế triển khai "phố đèn đỏ" tại một khu du lịch/resort khép kín kiểu như casino tại Crown Plaza.

Học tập cách làm của Singapore, đội ngũ phục vụ không phải là người Việt Nam, được cấp phép hành nghề, khám sức khỏe và đánh thuế tiêu dùng đặc biệt thật cao.

Theo ông Tùng, khi đội ngũ phục vụ không phải là người Việt Nam thì không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, không phá hoại hạnh phúc gia đình như nhiều ý kiến trên mạng đã phản đối. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu thực của khách du lịch nước ngoài, lại quản lý được công khai.

Tuy nhiên, sau khi Kiến Thức phản ánh, có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Người cho rằng, hiện nay nước ta chưa cho phép dịch vụ mại dâm, đồng nghĩa thành lập “phố đèn đỏ” cũng không thể xảy ra. Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trước đó cũng tại Đà Nẵng.

Ngoài ra, đến Đà Nẵng, người du lịch hướng đến các thắng cảnh, con người, không gian yên tĩnh chứ không phải dịch vụ mại dâm. Nếu lập phố đèn đỏ, vô hình trung khiến những hình ảnh Đà Nẵng xây dựng từ trước đến nay bị ảnh hưởng.

Nếu "nhập khẩu" gái từ nước ngoài để hoạt động dịch vụ này, không khác nào làm dịch vụ ngành mại dâm, vậy càng không nên. 

Hay, có ý kiến trái chiều cho rằng, mại dâm nếu được công khai, quản lý sẽ giảm các nguy cơ về xã hội, bệnh lý… hơn là luôn trong tình trạng “hoạt động ngầm”.

Hiện nay, hàng ngày các cơ quan chức năng vẫn phát hiện ra các điểm mại dâm trá hình. Nếu nay được công khai, lại sử dụng gái mại dâm nước ngoài sẽ giúp kiểm soát và an toàn hơn.

Bao năm cấm nhưng hoạt động mại dâm vẫn nở rộ

Là người có nhiều chương trình hỗ trợ người bán dâm trong việc nâng cao lòng quý trọng bản thân, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, sự an toàn cho bản thân và khách hàng, bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) cho rằng, những người bán dâm luôn mong muốn được làm việc một cách an toàn, đàng hoàng, không phải trốn chui trốn nhủi hay không biết khi nào mình bị bắt.

Vì thế, có nơi để chị em làm việc là cần thiết. Bởi họ cũng là con người, bán dâm cũng cần được xem là một loại công việc và để họ phải làm việc trong tình trạng bất an thì hoàn toàn không nhân văn.

De xuat “pho den do”: “Nhap khau” gai dich vu nuoc ngoai, tai sao khong!-Hinh-2
Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh.  

Còn ở góc độ quản lý, Bác sĩ Hải Oanh cũng nhận được nhiều ý kiến cho thấy, dẹp mại dâm như bắt cóc bỏ đĩa, bởi truy quét được nơi này lai phát sinh nơi kia. Xét cho cùng, nếu có truy quét hay triệt phá đi chăng nữa thì cuối cùng họ vẫn phải làm việc để kiếm sống.

Vì thế, theo vị chuyên gia này, việc thiết lập một khu vực hoặc mô hình khác để nhà nước quản lý, người làm việc không phải nớp nớp lo sợ, hay người đi tìm kiếm dịch vụ cũng cảm thấy an toàn là điều nên làm và chị ủng hộ.

Việc nhà nước chủ động quản lý cũng tránh được tình trạng bảo kê gái mại dâm từ giới xã hội đen, bớt được những ảnh hưởng tiêu cực đến cả người làm việc lẫn khách hàng. 

“Ý tưởng quản lý hoạt động mại dâm là hợp lý và có thể thí điểm ở quy mô nhỏ sau đó cân nhắc mở rộng ra. Tuy nhiên, việc phục vụ cho đối tượng nào, trong nước hay ngoài nước thì cần phải tính toán, luận bàn” - Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh nói.

Theo đó, nếu chỉ tập trung vào người nước ngoài thì điều đó thể hiện quan điểm thế nào về mại dâm? Họ đáng được bảo vệ hơn người Việt hay là họ ít “thuần phong mỹ tục” hơn người Việt? Và nếu dùng hoạt động mại dâm để có được thu thập từ khách du lịch thì đó có thể coi là “thuần phong mỹ tục”?.

Vì thế, Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh cho rằng nên áp dụng chính sách quản lý hoạt động mại dâm với cả người Việt và người nước ngoài thay vì ngăn cấm, triệt phá như hiện nay.    

>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Phụ nữ bán dâm cũng cần được bảo vệ. 

Hà Trang