Đại biểu Quốc hội: Nếu không hành động sẽ phải trả giá đắt vì lạm phát

Google News

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng kiểm soát giá cả leo thang bây giờ là nhiệm vụ cấp bách. Nếu không hành động ngay, Việt Nam sẽ phải trả giá đắt.

"Kiểm soát giá cả bây giờ là cấp bách. Bài học kiểm soát lạm phát hồi năm 2011 phải được xem lại và vận dụng", ông Trần Hoàng Ngân chia sẻ với Zing bên hành lang Quốc hội. Ông nhấn mạnh Việt Nam đang đứng trước thách thức lạm phát rất lớn, nhiều năm rồi mới gặp phải.

Lãi suất tăng sẽ khó phục hồi sản xuất

Hiện tại, giá xăng liên tục tăng cao và đã vượt 30.000 đồng/lít. Chiến lược "Zero Covid" tại Trung Quốc và xung đột Nga - Ukraine gây ảnh hưởng lớn đến thị trường toàn cầu, kéo theo giá nguyên liệu đầu vào sản xuất leo thang, đứt gãy chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát là hiện hữu.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng trong lúc này Chính phủ phải hành động ngay, áp dụng một cách đồng bộ các chính sách tài khóa và tiền tệ để tránh giá cả tăng quá cao.

Dai bieu Quoc hoi: Neu khong hanh dong se phai tra gia dat vi lam phat

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM). Ảnh: Hoàng Hà.

Thứ hai, cơ quan chức năng phải tăng cường chống đầu cơ, chống "tát nước theo mưa", phải tăng cường kiểm soát giá và bình ổn giá. Nghĩa là cần có công cụ để tránh việc khi giá cả xăng dầu tăng lên, gây phản ứng dây chuyền làm tăng cao quá mức các mặt hàng khác.

Đại biểu Quốc hội cho rằng cần tiếp tục xem xét giảm thuế thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đồng ý giảm 50% thuế bảo vệ môi trường. Còn 50% dư địa sắc thuế này chưa dùng đến để giảm. Ngoài ra, mỗi lít xăng đang gánh khoảng 10% thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghĩa là với giá xăng cơ sở nhập vào để tính thuế là 20.000 đồng, thì mức thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào là 2.000 đồng.

DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG TRONG 6 THÁNG QUA
Nhãn 10/12 25/12 11/1/2022 21/1 11/2 21/2 1/3 11/3 21/3 1/4 12/4 21/4 4/5 11/5 23/5
E5 RON 92 đồng/lít 22082 22550 23159 23595 24571 25530 26070 28985 28330 27300 26470 27130 27460 28950 29630
RON 95 22801 23295 23876 24360 25322 26287 26834 29820 29192 28150 27130 27990 28430 29980 30650

"Ngoài việc kiểm soát giá cả thì tôi cho rằng cần áp dụng chính sách tiền tệ rất thật trọng và chặt chẽ", đại biểu Quốc hội bình luận thêm.

Ông cho rằng 2 chính sách đó đảm bảo kiểm soát tổng cầu trong tổng cầu tiêu dùng và đầu tư. Nới lỏng tiền tệ sẽ giúp kích thích sản xuất và đầu tư, tăng tổng cung trên thị trường, làm cho hàng hóa dồi dào hơn. Tuy nhiên, nếu nới lỏng quá sẽ gây ra những hệ lụy như lạm phát leo thang. Do vậy, cần kiểm soát một cách chủ động, linh hoạt.

"Nếu không có hành động kịp thời thì chúng ta phải trả giá vì lạm phát. Nước Mỹ phải chấp nhận kinh tế suy giảm để tăng lãi suất, vì họ đã để lạm phát quá cao. Việt Nam nếu để lãi suất tăng lên sẽ trả giá rất đắt về phục hồi và sản xuất kinh doanh", ông Trần Hoàng Ngân bình luận.

Nghiên cứu kịch bản giảm thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng lạm phát năm nay vẫn trong tầm kiểm soát theo mục tiêu Quốc hội thông qua là dưới 4%. Ông dẫn đánh giá của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát năm nay của Việt Nam sẽ ở mức 3,9%.

Trong một báo cáo mới đây, Ủy ban Kinh tế, đánh giá tình hình kinh tế, chính trị thế giới năm 2022 diễn biến phức tạp, giá xăng, dầu tăng, lạm phát có xu hướng tăng cao, các nền kinh tế lớn thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại; các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,4% xuống 3,6%.

"Kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, kiểm soát lạm phát gặp khó khăn, chỉ số CPI tháng 4 đã gấp gần 2 lần so với cùng kỳ các năm 2018-2021", cơ quan này nhận định.

Dai bieu Quoc hoi: Neu khong hanh dong se phai tra gia dat vi lam phat-Hinh-2

Giá xăng, dầu trong nước đã được điều chỉnh 12 lần; trong đó, giá xăng tăng 10 lần, giảm 3 lần. Ảnh: Việt Linh.

Hiện tại, giá dầu tăng cao tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển. Ủy ban Kinh tế thời gian tới cần đặc biệt chú ý về nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài.

Ngoài ra, cơ quan này nhấn mạnh cần nghiên cứu kịch bản tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để ứng phó trong trường hợp giá dầu thế giới biến động lớn cũng như thực hiện hoãn, giãn việc tăng các sắc thuế, phí nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác.

IMF mới đây dự báo lạm phát tại Việt Nam sẽ đạt 3,9% cuối năm nay. Standard Chartered Bank đưa ra viễn cảnh lạm phát vượt 4% trong năm 2022 và có thể đạt mức 5,5% vào 2023.

Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia so với mức tăng hàng hóa thế giới, lạm phát trong nước tăng chậm hơn nhờ vào giá thực phẩm luôn ở mức âm từ tháng 10/2021 đến tháng 3 năm nay. Nhóm hàng này có trọng số là 22,6% cao hơn nhiều so với mức 9,37% của nhóm hàng giao thông trong rổ tính CPI.

Tuy nhiên, giá thực phẩm đang có xu hướng âm ít hơn và có khả năng dương trở lại trong các tháng tới. Ngoài ra, tiêu dùng khôi phục chậm nhất là tiêu dùng dịch vụ cũng là nguyên nhân hỗ trợ lạm phát của nước ta tăng chậm.

Giá xăng dầu thế giới bình quân tính đến ngày 24/5 so với bình quân của tháng 1 có xu hướng tăng 40,66-51,52% tùy từng chủng loại. Giá xăng, dầu trong nước đã được điều chỉnh 12 lần; trong đó, giá xăng tăng 10 lần, giảm 3 lần.

Các tổ chức quốc tế đều dự báo kịch bản giá dầu bình quân năm 2022 tăng khoảng 20-30 USD (tức là tăng khoảng 30-40%, từ mức bình quân 69 USD/thùng năm 2021 lên mức bình quân khoảng 90-100 USD/thùng năm 2022).

Theo Thuận Hiếu/Zing