PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, Phó chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam (hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) nhận định: Đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai, đồng thời đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững các phương thức vận tải, tái cấu trúc đô thị và phân bổ dân cư, lao động trên hành lang Bắc – Nam, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Mục tiêu của Bộ Chính trị đề ra là phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc – Nam, các hành lang vận tải chính Đông – Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.
|
PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái. |
Theo PGS. TS Nguyễn Hồng Thái, dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam cần có cơ chế đặc thù để triển khai nhanh chóng và hiệu quả.
"Lần đầu tiên chúng ta triển khai một dự án lớn, đòi hỏi tập trung nguồn lực và yêu cầu công nghệ cao như tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, vì vậy, trong quá trình đầu tư, xây dựng, sẽ có vấn đề phát sinh không mong muốn mà không lường trước được cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng. Do đó, cần có một cơ chế đặc thù để nâng cao khả năng thu hút khu vực tư trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước – doanh nghiệp – xã hội".
>>> Mời độc giả xem thêm video Đường sắt trên sa mạc đầu tiên trên thế giới được xây dựng sao?
Thiên Tuấn