Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định có gì đặc biệt ?

Google News

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định còn vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm vào năm 2005. Đến năm 2018, bảo tàng tiếp tục vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và để lại bút ký. ​

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định là bảo tàng ngoài công lập ở TP HCM. Năm 1963, ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân), xây căn nhà 145 Trần Quang Khải để làm nơi hội họp, nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ, in truyền đơn, tiếp nhận và truyền lệnh. Trước đó, vào năm 1962, ông Lai cũng đã xây Hầm chứa vũ khí tại căn nhà khác của mình trên cuộc Tổng tấn công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và đánh vào Dinh Độc Lập.
Tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định ở 145 Trần Quang Khải, từ ngoài vào nhà, khách chỉ có 1 đường duy nhất lên tầng lầu bằng thang máy kiểu cổ. Để xem hiện vật, khách đi thang bộ ở cửa khác để xuống nơi trưng bày cũng là nơi các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn hội họp…
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?

Gian thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tầng cao nhất của Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-2

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định ở số 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1 - TP HCM.

Điểm nhấn của bảo tàng là hiện vật gồm các loại súng, từ Rulo nòng ngắn đến các loại liên thanh, súng phóng lựu, thậm chí có cả súng cối do Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913-1997) cải tiến.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-3

Các loại súng của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn sử dụng.

Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-4
Súng cối 82mm được Biệt động Sài Gòn sử dụng trong trận đánh ngày 13/2/1967. 
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-5
 Khẩu pháo DKZ75 đặt ở ven đô để hỗ trợ Biệt động Sài Gòn trong những trận tập kích lớn tại nội thành.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-6
 Súng phóng lựu đạn được Biệt động Sài Gòn sử dụng trong chiến tranh.
Ngoài súng đạn, bảo tàng còn trưng bày hiện vật là những lọ “thuốc mỡ”, khi viết trên giấy sẽ không hiện chữ, muốn đọc được phải có “thuốc mỡ” bôi lên tờ giấy đó; bộ dụng cụ của ông Lâm Quốc Dũng (Dũng Râu) dùng để làm giấy tờ giả cho các chiến sĩ biệt động.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-7
 Các lọ “thuốc mỡ” dùng để viết thư không nổi chữ.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-8

Bộ dụng cụ của ông Lâm Quốc Dũng (Dũng Râu) dùng để làm giấy tờ giả cho chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-9
 Thiết bị thông tin liên lạc của Biệt động Sài Gòn, gồm: máy in, radio ấp chiến lược, máy chiếu, điện thoại, máy đánh chữ.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-10
 Chiếc Velo Solex được ông Trần Văn Lai giao cho nữ giao liên Nguyễn Ngọc Huệ dùng để đưa thư, tài liệu, tiền vàng từ năm 1964-1967.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-11

Chiếc Vespa được chiến sĩ Biệt động Sài Gòn dùng làm phương tiện đi lại.

Anh Trần Thái Hà, người của bảo tàng, cho biết: “Bảo tàng có 3 điểm. Điểm chính ở số 145 Trần Quang Khải, điểm phụ là Hầm vũ khí và trú đóng quân ở số 287/72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3; điểm cơ sở cách mạng trên đường Đặng Dung.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-12
 Bút ký của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2018.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-13
 Bút ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào năm 2005.
Từ khi chính thức hoạt động, bảo tàng đã tiếp hơn 5.000 lượt khách theo đoàn 10 người trở lên, chưa tính khách lẻ. Trong đó, khách đoàn có tới 70% là người nước ngoài, giá vé của khách đoàn 40.000 đồng/vé/người; khách đi lẻ 50.000 đồng/vé/người. Bảo tàng hiện do anh Trần Trọng Nghĩa (cháu nội của ông Trần Văn Lai) quản lý”.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-14

Anh Trần Trọng Nghĩa nhận quyết định chính thức thành lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định vào ngày 27/8/2023 từ các lãnh đạo TPHCM .

Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-15
 Các bạn trẻ Hiền, Yến và Bích (từ trái sang) háo hứng khi thăm bảo tàng.
Vào những ngày cuối tháng 4/2024, rất nhiều người đến thăm Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Chị Phan Thị Bảo Yến (ngụ quận Phú Nhuận) cho biết, chị là chủ shop cho thuê áo dài, nghe bạn bè nói bảo tàng có những hiện vật thời chiến, nên chị đến thăm quan để giới thiệu cho những ai thuê áo dài từ shop của chị đến chụp ảnh lưu niệm.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-16
 Thuốc nổ được Biệt động Sài Gòn sử dụng trong thời chiến.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-17
 Mìn giấu trong cần xé được ngụy trang bên trên là dưa leo.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-18
 Thuốc nổ C4 giấu trong cần xé được ngụy trang bên trên là cà chua.
Chị Vũ Thị Thu Hiền và Nguyễn Thị Ngọc Bích (cả 2 là sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Trường Đại học Văn Lang) chia sẻ: “Chúng tôi nghe nhiều người kể có nhiều điều hay ở bảo tàng này, nên đến xem. Chúng tôi thấy mỗi hiện vật ở đây gắn liền với mỗi câu chuyện ghi dấu chiến công từng trận đánh của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn năm xưa”.
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-19
Tưởng niệm lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định trong bảo tàng. 
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-20
Vali (đã phục chế) chứa thuốc nổ được ông Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê) dùng trong trận đánh khách sạn Caravelle năm 1964. 
Bao tang Biet dong Sai Gon - Gia Dinh co gi dac biet ?-Hinh-21
 Chiếc thang máy dùng để ra vào Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Đặc biệt, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định còn vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm vào năm 2005. Đến năm 2018, bảo tàng tiếp tục vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và để lại bút ký.
 
Yến Thanh