"Các Bộ trưởng, trưởng ngành đều thể hiện bản lĩnh, tâm huyết, nắm chắc các chức năng, nhiệm vụ và thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá khi phát biểu kết luận phiên chất vấn, trả lời chất vấn ngày 6/6.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu như trên khi giải đáp câu hỏi của đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phiên chất vấn ngày 6/6. Theo Phó Thủ tướng, lạm phát liên quan nhiều đến các mặt hàng thiết yếu, Việt Nam là nền kinh tế mở nên nhập khẩu khá nhiều vật tư, nguyên liệu - điều này phụ thuộc vào thị trường thế giới. Chúng ta đang thực hiện gói kích cầu và tăng lương, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến biến động, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát lạm phát. Vấn đề điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, điều chỉnh giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh giá cả.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu ý kiến trên khi tranh luận với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ngày 6/6. Dẫn số liệu từ Viện Khoa học công nghệ, môi trường, tại Việt Nam, mỗi năm phát sinh 100.000 tấn rác thải điện tử, khoáng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ có 10% tái chế, còn lại chôn lấp, đại biểu Nghĩa nêu nghịch lý khách quan của sự phát triển và vấn đề môi trường, sức khỏe con người. “Càng phát triển, càng tăng trưởng, càng giàu càng tiêu xài thì lượng rác thải càng tăng về quy mô, chủng loại và tính chất…Ở Việt Nam, tình trạng này luôn luôn tụt hậu, tốc độ thải ra luôn vượt quá tốc độ xử lý, thậm chí trở thành quy mô cục bộ của địa phương.
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về giá vé máy bay tăng cao, sáng 6/6, Bộ trưởng VH,TT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Việc giá vé tăng cao chúng tôi cũng thấy được trách nhiệm của mình. Song trách nhiệm chính thuộc về Bộ GTVT và Bộ Tài chính, nhưng Bộ VH-TT-DL cũng không đứng ngoài cuộc. Vé máy bay tăng đã tác động đến kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch. Do đó, Bộ VHTT&DL đã trao đổi với Bộ GTVT, Bộ Tài chính và tham mưu cho Chính phủ trong công tác chỉ đạo".
Nêu ý kiến tranh luận với Phó Thủ tướng sáng 6/6 về việc thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục ổn định thị trường vàng và thị trường tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu rõ, hiện nay cử tri rất quan tâm vấn đề này. “Ngân hàng chỉ có bán mà không có mua, người dân băn khoăn tình trạng Ngân hàng chỉ có bán vàng thì kéo dài đến bao giờ, khi nào dừng, nhu cầu cung như vậy có đảm bảo cho người dân hay không?”, đại biểu Hòa nói.
Ngày 5/6, trả lời đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) về tiêu cực trong ngành kiểm toán, Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nói rằng, có tình trạng tham nhũng tiêu cực, nhưng rất ít, đây chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh. Kiểm toán nhà nước kiên quyết loại bỏ những “con sâu” này để giữ được đạo đức, chuẩn mực. Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thiện các văn bản kiểm soát chặt chẽ những hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực và tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm.
Chiều 4/6, trả lời đại biểu quốc hội về livestream bán hàng trên Tiktok có doanh thu một ngày lên đến "hàng trăm tỷ đồng", Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nói rằng, để quản lý hoạt động livestream bán hàng, sẽ phải phối hợp, kết hợp lực lượng chức năng, rà soát quy định pháp luật, làm tốt công tác truyền thông đến người tiêu dùng. Đồng thời phải phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị vào cuộc, "bởi mua bán, giao dịch thì cuối cùng cũng không thể qua được "lưới trời" - đó là sự phát hiện của người dân".
Trả lời đại biểu về về công tác thanh tra, kiểm tra phát hoạt động khai thác khoáng sản, Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết, qua thanh tra, kiểm tra cho thấy, các chủ dự án mỏ đã sai phạm về vi phạm công suất cho phép, khai thác ra ngoài ranh giới, hoặc khai thác nhưng không đảm bảo điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đồng thời cho biết, địa phương cần làm nghiêm trong việc giám sát xử lý các sai phạm. Khi khai thác khoáng sản, nhất là vật liệu xây dựng, ô tô chở, trang thiết bị hoạt động mà bảo không biết thì không phải nên địa phương phải thật sự quan tâm, cả hệ thống chính trị cùng giám sát.
Tranh luận với Bộ trưởng TN&MT liên quan đến các “dòng sông chết”, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn cho biết, theo trả lời của Bộ trưởng, các dòng sông bị ô nhiễm đi qua nhiều tỉnh và có mức độ xả thải lớn. Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ trong việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường khi để xảy ra trình trạng xả thải, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. “Để xử lý các “dòng sông chết”, Bộ cần làm rõ thời gian bao lâu và việc xây dựng, triển khai đề án về nguồn lực để xử lý tổng thể tình trạng ô nhiễm các dòng sông hiện nay?
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường khi chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn ngày 5/6 đã nêu thực trạng trên từ các vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An. Ông cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân không thuộc diện kiểm toán Nhà nước nhưng những vụ việc này đều liên quan đến sử dụng tài chính công, tài sản công, đồng thời đề nghị Kiểm toán nhà nước tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm.