Nhà
khoa học người Nga Vladimir Lipunov, giáo sư Đại học quốc gia Moscow vừa đưa ra cảnh báo, một tiểu hành tinh đường kính khoảng 400m tên là “UR116 2014” có thể gây ra những thiệt hại không thể lường trước khi va chạm với Trái đất. Nếu va vào Trái đất, thiên thạch sẽ có sức công phá gấp 1.000 lần so với vụ va chạm thiên thạch có kích thước bằng chiếc xe buýt ở nước Nga vào năm 2013.
|
May mắn, tiểu hành tinh UR116 2014 không thể gây nên bất kỳ mối họa nào trong tương lai gần. |
Thiên thạch UR116 2014 do nhà khoa học Vladimir phát hiện ra. Nó có đường bay giao cắt với quỹ đạo di chuyển của Trái đất chu kỳ 3 năm một lần.
Giáo sư Vladimir Lipunov cho biết thêm, thiên thạch có thể không gây ra mối đe dọa trực tiếp, tuy vừa đưa ra cảnh báo “lý thuyết” chạm vào Trái đất. Ông nói rằng, UR116 2014 không thể gây nên bất kỳ mối họa nào trong tương lai gần, song có thể đâm trúng địa cầu trong 150 năm nữa.
|
Hơn 1.600 người đã bị thương bởi tác động từ vụ nổ thiên thạch Chelyabinsk ở Nga vào tháng 2/2013, sức mạnh của nó ước tính ngang với sức tàn phá của 20 quả bom nguyên tử Hiroshima. |
Ngoài ra, cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (
NASA) cũng đưa ra tuyên bố rằng, khoảng cách giữa thiên thạch do Lupinov phát hiện với Trái đất còn khá xa nên nó không thể gây ra đại họa bởi vì đường bay của nó không tới quá gần đường bay của Trái đất. Nhưng thừa nhận thiên thạch có thể va chạm với địa cầu trong ít nhất 150 năm nữa, dựa theo tính toán từ mô hình máy tính của NASA.
Theo các nhà khoa học, công nghệ hiện đại vẫn chưa thể tính toán quỹ đạo của những tiểu hành tinh có kích thước to lớn như UR116 2014 vì quỹ đạo của chúng liên tục bị thay đổi bởi lực hấp dẫn của các hành tinh khác ngoài Trái đất. Do đó, tiểu hành tinh vẫn cần được theo dõi thường xuyên để tránh từ những tác động xấu nhỏ nhất.
Lưu Thoa (theo DM)