Tiểu hành tinh 2004 BL86 có kích thước to bằng cả quả núi sượt ngang Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử thiên văn hồi tuần trước (26/1/2015) được cho là có cấu tạo địa chất giống như đá ở Hawaii, Mỹ.
|
Thiên thạch suýt đâm Trái đất cấu tạo giống đá ở Hawaii. |
Nếu chỉ nhìn qua, bạn sẽ không nghĩ Hawaii có bất kỳ kết nối nào với tiểu hành tinh 2004 BL 86, mới
sượt ngang cách Trái đất với khoảng cách 1.198.961km. Khi nghĩ về Hawaii, người ta chỉ nghĩ một thiên đường du lịch nhiệt đới với thịt lợn nướng đêm, bãi biển tuyệt đẹp và đồ uống mát dịu.
Nhưng hai nhà nghiên cứu Vishnu Reddy và Driss Takir thuộc Viện Khoa học hành tinh đã khám phá ra thông tin mới. Bằng cách sử dụng Kính viễn vọng hồng ngoại của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) quan sát núi lửa Mauna Kea, một ngọn núi lửa trên đảo Hawaii, họ phát hiện ra rằng thiên thạch “to bằng quả núi” có thành phần là bazan, tương tự như thành phần đá bazan ở khu vực này của Hawaii.
|
Tiểu hành tinh 2004 BL86 sượt ngang Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử thiên văn. |
Nhà nghiên cứu Vishnu Reddy cho biết: “Chúng tôi quan sát thấy rằng tiểu hành tinh 2004 BL 86 có quang phổ tương tự các tiểu hành tinh dạng V (V-Style), đó là các tiểu hành tinh có cấu tạo từ bazan, tương tự như thành phần tìm thấy trong dòng dung nham nóng chảy chúng tôi thấy ở Hawaii”.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy quang phổ để nghiên cứu các tia hồng ngoại phản xạ từ tiểu hành tinh 2004 BL 86. Kết quả cho thấy quang phổ ánh sáng chia tách thành các màu với thành phần khác nhau.
Kiến tạo địa chất của tiểu hành tinh 2004 BL 86 có thành phần tương tự như bazan trên Trái đất, là yếu tố làm nền tảng cho các rạn san hô và các khu nghỉ mát ở Hawaii.
Có ý kiến cho rằng, 2004 BL 86 có thể là một đứa “con gái” thất lạc của Trái đất, sinh ra từ các tác động và giải phóng vào không gian và sau này quỹ đạo định kỳ đã mang nó trở lại gần Trái đất.
Duy Huệ (theo BI)