Tại sao động đất thường xảy ra ban đêm?

Google News

(Kiến Thức) - Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra động đất, nhưng đa số các trận động đất xảy ra vào ban đêm. 

Hỏi: Tại sao động đất thường xảy ra vào ban đêm? - Lê Vũ Hải (Điện Biên).
 
GS Nguyễn Đình Xuyên, Viện Vật lý Địa cầu: Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra động đất, nhưng con số thông kê lại cho thấy, phần nhiều trận động đất xảy ra vào ban đêm. Điều này là kết quả của sức hút Mặt Ttrăng và Mặt Trời, gây ra triều đối với vỏ Trái Đất, giống như thủy triều. 
Dưới tác động của sức hút Mặt Trời và Mặt Trăng, tác động chịu lực của nham thạch ở gần mức độ gãy nứt, năng lượng được tích lũy lâu ngày trong lòng đất được bùng phát lên. 
Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng giống như dây cháy chậm của động đất. Động đất hay xảy ra vào trước và sau ngày mồng 1 và ngày rằm, 16 âm lịch, lúc sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng mạnh nhất.
PV (ghi)

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Mạnh -

Đang ngủ mà động đất thì chắc là chui hết vào gầm giường.

Tran Xuan Xanh -

Thủy triều mắc ma một vấn đề chưa có một tài liệu khoa học trên thế giới nói đến. Mắc ma cũng là chất lỏng có trong vỏ Trái đất, cũng có thủy triều như nước biển, nhưng mức độ khác nhau. Chính sự thay đổi áp suất mắc ma dẫn tới hoạt động của động đất thường xuất hiện khi áp suất mắc ma bị tăng lên lớp vỏ thạch quyển. Câu hỏi của bạn là lô gic.

Hiển thị thêm bình luận