Quan sát bức ảnh hồng ngoại chụp cơn bão lớn nhất hệ Mặt trời mới đây, các nhà khoa học phát hiện Vệt Đỏ Lớn (Great Red Spot) của sao Mộc biến sang màu trắng kỳ lạ.
 |
Bức ảnh hồng ngoại cho thấy màu sắc lạ trong cơn bão lớn nhất trong hệ Mặt trời. |
Hình ảnh được chụp bởi máy ảnh gắn trên Kính viễn vọng Subaru, được lắp đặt trên đỉnh ngọn núi lửa Mauna Kea ở đảo lớn Hawaii, Mỹ.
 |
Chuỗi khung hình (kéo dài trên 1 tháng) khi tàu Voyager 1 tiếp cận sao Mộc, cho thấy các dải mây chuyển động trong khí quyển, và hoàn lưu của Vệt Đỏ Lớn. |
Vệt Đỏ Lớn là một cơn bão với xoáy nghịch trên Mộc Tinh, nằm ở khoảng 22° phía nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Cơn bão này lớn đến mức có thể thấy từ Trái đất qua kính viễn vọng. Vệt Đỏ Lớn dài khoảng 24.000 đến 40.000km và rộng khoảng 12.000 đến 14.000km, đủ sức chứa ba Trái đất bên trong. Giống như một cơn bão trên Trái đất, trung tâm của cơn bão là tương đối điềm tĩnh, nhưng ở ngoài xa, gió gào thét và di chuyển với tốc độ 680km/h.
 |
Bức ảnh kính thiên văn Hubble chụp cảnh tượng hiếm hoi của ba mặt trăng lớn nhất của sao Mộc cùng diễu qua mặt hành tinh đầu tháng 2/2015. |
Cơn bão sao Mộc thường xuất hiện nổi bật như một con mắt màu đỏ đậm bao quanh bởi các lớp xoáy màu trắng, màu vàng, màu cam, nhưng hình ảnh mới nhất này cho thấy trung tâm nó phát ra một ánh sáng mới. Các hình ảnh hồng ngoại có thể cắt qua chất khí và bụi chụp lấy ánh sáng.
Bức ảnh được công bố bởi Đài thiên văn quốc gia Nhật Bản, cũng cho thấy mặt trăng Ganymede của sao Mộc (ở góc phía trên bên phải hình ảnh) xuất hiện như là ba dấu chấm màu. Hiệu ứng này thực tế là do mặt trăng Ganymede di chuyển đúng thời điểm tạo ra hình ảnh ba màu riêng biệt.
Duy Huệ (theo DM)