Cơ quan Hàng không & Vũ trụ Mỹ (
NASA) vừa giải mã bí ẩn đám mây khí methane cao trong khí quyển mặt trăng Titan của sao Thổ, từng khiến các nhà khoa học vô cùng bối rối. Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng này tương tự như những đám mây kỳ lạ được tìm thấy từ trước cho đến nay ở các cực của Trái đất.
Đám mây nằm trong tầng bình lưu ở cực bắc của Titan được ghi hình bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA. Các nhà nghiên cứu nhận định mây chứa các tinh thể băng khí methane, vốn không được cho rằng có thể tạo thành một phần của bầu khí quyển.
|
Những đám mây methane có thể hình thành trên Titan là điều hoàn toàn mới mẻ |
Tàu Cassini lần đầu tiên phát hiện đám mây vào năm 2006. Tám năm sau, các nhà nghiên cứu xác định được nó có chứa băng khí methane, tạo ra đám mây dày đặc hơn nhiều so với tinh thể băng khí etan được xác định trước đó.
Carrie Anderson, nhà
khoa học của NASA ở Greenbelt, Maryland, và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Hướng nghiên cứu cho rằng những đám mây methane có thể hình thành trên Titan là điều hoàn toàn mới mẻ. Chưa có nghiên cứu nào cho rằng điều đó có thể trước đây”.
Những đám mây khí methane được biết đến tồn tại trong tầng đối lưu (tầng thấp nhất của khí quyển) của Titan. Mây trên sao Thổ cũng giống như đám mây trên Trái đất, đều hình thành thông qua một chu trình bốc hơi và ngưng tụ. Tuy nhiên, trên mặt trăng Titan, hơi bốc lên trên bề mặt là methane, không phải là nước như ở Trái đất. Các đám mây khí methane thay vì phát triển trong tầng bình lưu, lại phát triển trên tầng đối lưu.
Những đám mây tầng bình lưu cũng được xác định trên Titan, nhưng rất mỏng, là đám mây etan khuếch tán. Các đám mây được hình thành từ cyanoacetylene và hydrogen cyanide, tạo thành từ phản ứng của các sản phẩm phụ methane với các phân tử nitơ, cũng được tìm thấy ở đó.
Từ những gì xảy ra trong tầng đối lưu và bình lưu, các nhà khoa học nhận định cơ chế hình thành các đám mây ở các độ cao khác nhau cũng khác nhau.
Lưu Thoa (theo DM)