Theo Tạp chí quốc phòng RIR, tài liệu về bằng sáng chế máy bay chiến đấu Su T-50 của Liên bang Nga cho thấy thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bị ảnh hưởng nhiều bởi các yêu cầu khả năng phản xạ radar thấp. Đồng thời, người Nga sẵn sàng hi sinh một số tính năng tàng hình để củng cố khả năng cơ động.
Theo hồ sơ bằng sáng chế, Su T-50 có khả năng tàng hình tốt trước radar đối phương, cùng với khả năng “siêu cơ động” ở góc tấn đáng kinh ngạc: gần 90 độ, đồng thời vẫn duy trì hiệu quả khí động học cao ở tốc độ cận âm.
Tạo ra một chiếc máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ ở nhiều độ cao và tốc độ bay khác nhau, đồng thời cũng có diện tích phản xạ radar thấp là một thách thức kỹ thuật, người Nga thừa nhận. “Tất cả những yêu cầu này là mâu thuẫn, và tạo ra một chiếc máy bay đáp ứng các yêu cầu này là một sự thỏa hiệp”.
|
Siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50.
|
Khả năng tàng hình của Su T-50
Hồ sơ sáng chế cho thấy định của các nhà thiết kế là giảm diện tích phản xạ radar (RCS) của máy bay xuống chỉ còn từ 0,1-1m2. Ở khoảng cách này máy bay xuất hiện như một con chim trên màn hình radar của đối phương và trở nên rất khó khăn - dù không phải không thể - để phát hiện.
Sukhoi cũng so sánh với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ mà được các chuyên gia hàng không tin rằng có diện tích RCS 0,1m2. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như Sukhoi-27/30 và F-15E có RCS trong khoảng 10-15m2.
Giảm diện tích phản xạ radar của máy bay được thực hiện thông qua sự kết hợp của thiết kế và công nghệ, đặc biệt là bằng cách hình thành các đường nét của khung máy bay.
|
Su T-50 có diện tích phản xạ sóng radar tương đương F-22.
|
Chuyên gia Piotr Butowski của Tạp chí Jane’s cho biết: “Một số khe hở và vài chỗ trên bề mặt của khung máy bay - như ranh giới ở hai bên của cửa hút khí và các lỗ trên thân máy bay phía sau buồng lái - được che phủ bằng một mạng lưới dày, có một lưới ít hơn một phần tư bước sóng của radar trinh sát, làm giảm phản xạ từ các bề mặt không đồng đều. Khoảng cách giữa các chi tiết trong khung máy bay được làm đầy với chất bịt kín, trong khi kính của tán buồng lái được quang mật”.
Năm mảng radar của Su T-50 cũng được điều chỉnh để làm chệch hướng luồng tín hiệu radar của đối phương. Vỏ ngoài của các mảng radar được chọn lọc, cho phép thông qua các tín hiệu riêng của nó, nhưng ngăn chặn các tần số khác. Ngoài ra, các thiết kế còn chống khuếch đại những tín hiệu rò rỉ, tránh lộ máy bay.
Hai động cơ của Su T-50 được đặt bên ngoài trong các vỏ riêng biệt, tạo không gian cho một khoang khí tài lớn ở giữa. Các cửa hút khí được đặt xa nhau, tạo ra một đường cong giấu đi những máy nén khí và làm giảm diện tích phản xạ radar của máy bay từ phía trước.
Thiết kế của Su T-50 cũng nâng cao đáng kể độ an toàn bay, giảm rủi ro, tai nạn.
|
Su T-50 trang bị 2 động cơ phản lực AL-41 có tích hợp kiểm soát véc tơ lực đẩy đem lại khả năng cơ động cao trong không chiến.
|
Có thể hạ gục F-22, F-35?
So sánh Su T-50 với F-22 Raptor và F-35 Lightning II là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, đi theo dữ liệu có sẵn, các máy bay Nga tàng hình như những chiếc F-22 trị giá 420 triệu USD.
Lợi thế tàng hình của F-22 dường như không làm người Nga lo lắng. Su T-50 có một triết lí chiến đấu hiệu quả hơn, khi mà khả năng cơ động cũng là một vũ khí ưu thế. Ngược lại, người Mỹ đã ném tất cả trứng vào cái giỏ tàng hình, dựa vào tàng hình để tấn công vào các mục tiêu. Dĩ nhiên, nếu giữ được bí mật thì người Mỹ sẽ ồ ạt tấn công, ra đòn trước để hủy diệt đối phương. Nhưng nếu bị phát hiện thì F-22 chậm chạp sẽ rất khó thoát.
Quan điểm của người Nga coi trọng khả năng cơ động để không chiến, và do đó nếu đụng độ trên không, các máy bay F-35 chậm chạp, vũ trang kém sẽ dễ dàng bị Su T-50 hạ gục.
Thêm vào đó, sự phát triển hệ thống radar đang tiến bộ rất nhanh trong phát hiện máy bay tàng hình. Tàng hình không phải là biện pháp hiệu quả. Nam Tư đã sử dụng các tên lửa S-125 Neva/Pechora với radar sóng mét P-18 cổ lỗ để bắn hạ máy bay tàng hình F-117 năm 1999. Đó là một cái tát vào nền công nghiệp quốc phòng Mỹ. Sự kiện này đã cho thấy những hạn chế của máy bay tàng hình.
Lương Minh