Vì sao F-35 sẽ trở thành mồi ngon cho Su-30/35?

Google News

(Kiến Thức) - "Nó vô dụng,... nó sẽ phá hỏng bất cứ lực lượng không quân nào sử dụng nó", chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ Wheeler nói về F-35.


F-35 Lightning II được phát triển để trở thành một siêu chiến đấu cơ sát thủ nhất mọi thời đại nhưng thật nghịch lý khi máy bay này có nguy cơ biến thành kẻ bị săn. F-35 trong các cuộc đọ sức với đối thủ của nó là dòng Su-30 Flanker ở môi trường giả lập đã nhiều lần phải nhận phần thua. Những vấn đề của dòng bay tàng hình thế hệ mới nhất của Mỹ đã trở thành câu chuyện kinh điển về sự thất bại.
Khi các nhà quân sự Mỹ tạo ra F-35, họ đã hi vọng tiêm kích này sẽ có giá “mềm” hơn F-22. Mục tiêu này đã đạt được, nhưng cái bảng giá 181 triệu USD/F-35A, 252 triệu USD/F-35B, 299 triệu USD/F-35C thì lại không “mềm” một chút nào. Tiếp đến, Lightning II còn mang trên mình đầy rẫy các lỗi thiết kế để những đối thủ Flanker siêu linh hoạt có thể khai thác.
"Đôi cánh ngắn và mụ mẫm làm giảm lực nâng và khả năng cơ động, cái thân củ hành kém khí động học, chậm chạp, một động cơ siêu nóng chẳng khác nào đèn báo tín hiệu cho các radar đối phương. Đó chỉ là một vài trong số các lỗ hổng lớn của F-35 bị phơi bày khi không chiến", RIR viết.
Với hơn 600 chiếc Flanker (định danh của NATO dành cho dòng tiêm kích Su-27 đến những người anh em của nó là Su-30, Su-35) đang phục vụ trong các lực lượng không quân trên thế giới, tham vọng của dòng máy bay thế hệ thứ 5 F-35 có vẻ không còn nhiều cơ sở để tồn tại. Nhiều chuyên gia về hàng không vũ trụ trên thế giới đã cho rằng chương trình máy bay đắt đỏ nhất lịch sử của Mỹ và cũng là của thế giới (chốt ở mức 1,5 nghìn tỉ USD) sẽ bị đánh gục bởi các tiêm kích Sukhoi.
Tiêm kích hạng nặng Flanker rất mạnh mẽ và siêu cơ động. 
Kỹ sư hàng không Pierre Sprey đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Hà Lan : “Nó (F-35) là con gà tây”. Không nhiều người đủ tư cách để đưa ra một nhận xét như vậy về F-35. Sprey là một trong những cha đẻ của tiêm kích F-16 Falcon và cường kích A-10Thunderbolt II, hai trong số những chương trình máy bay chiến đấu thành công nhất của Không quân Mỹ đương đại.
Winslow T. Wheeler, giám đốc Dự án cải cách quân sự Straus, Trung tâm thông tin bộ Quốc phòng cũng đồng tình với quan điểm trên: “F-35 quá nặng nề và chậm chạp để có thể thành công trong vai trò như chiến đấu cơ” và “nếu phải đối mặt với một kẻ thù có lực lượng không quân hùng mạnh, chúng ta sẽ gặp rắc rối”.
Cho đến nay, tiêm kích Mỹ đã may mắn khi chưa đụng phải một kẻ thù như thế. Trong những cuộc chiến tranh của nước Mỹ tại Iraq, Lybia hay Afghanistan, phòng không những nơi này hoàn toàn mất khả năng tự vệ, máy bay có thể bay lượn tự do. Nhưng may mắn sẽ biến mất nếu kẻ thù trong trận chiến với Mỹ là Nga, Trung Quốc hay Ấn Độ.
Vấn đề lớn nhất trong thiết kế của F-35 là sự đặt cược của các nhà chế tạo vào khả năng tàng hình và radar tầm xa để bù đắp cho sự yếu kém về tốc độ và khả năng cơ động. Nhưng tàng hình không phải là phép màu vạn năng, nó hoàn toàn không phải là tấm áo choàng khiến máy bay trở lên trong suốt.
Thêm vào đó, các hệ thống radar chống tàng hình của Nga đang ngày một tỏ ra tốt hơn. Đó là những hệ thống radar cho phòng không mặt đất hoặc radar tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại IRST cho máy bay chiến đấu tiên tiến. Radar có thể phát hiện mục tiêu siêu tàng hình như F-22 ở cự ly 46km vào năm 2020 cùng với hệ thống IRST điều khiển tên lửa không đối không có thể hoạt động trong bán kính 92km hoặc hơn. Một vấn đề nữa, theo giải thích của Sprey: "Trong chiến tranh, các trạm radar được đặt ở mọi nơi, rất nhiều trạm radar và máy bay sẽ bị chiếu từ nhiều hướng. Máy bay tàng hình nói chung chỉ tàng hình tốt nhất khi bị chiếu từ phía trước, hệ số phản xạ sóng radar ở các hướng khác cao hơn nhiều".
Vấn đề về hỏa lực
Khoang vũ khí nghèo nàn của F-35. 
Hình dạng tổng thể của máy bay Mỹ mang đến nhiều bất lợi. Sprey bình luận: “hầu hết các máy bay hạng nặng đề có hình dạng khí động đẹp. Nhưng ở đây (F-35) vì tàng hình họ đã phải làm cho nó có dạng củ hành, rất cồng kềnh để mang vũ khí bên trong thân”. Vũ khí để bên ngoài sẽ làm tăng tiết diện phản xạ radar. “Đây là một sự trả giá rất lớn đến hiệu suất của tiêm kích và giờ đây nó đã to lớn và nặng nề như một máy bay ném bom”.
Trọng tải nội thấp là một điểm yếu chết người mà Lockheed-Martin đã mang đến cho F-35. Máy bay mang được hai quả bom lớn, bốn quả bom nhỏ và tối đa là 4 tên lửa dùng cho cuộc không chiến ngoài tầm nhìn (BVR).
Không quân Mỹ tuyên bố radar siêu việt của F-35 có thể phát hiện và điều khiển các tên lửa tấn công máy bay địch ở khoảng cách rất xa. Nhưng giết chết đối phương bằng không chiến ngoài tầm nhìn về cơ bản vẫn là một giấc mơ lý thuyết.
Trong thực tế, tại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các phi công F-4 rất chăm chú đến khái niệm không chiến ngoài tầm nhìn và tiêu diệt đối phương bằng tên lửa. F-4 mang được số tên lửa gấp 4 lần đối thủ của nó là tiêm kích đánh chặn nhỏ bé MiG-21. Điều này khiến người ta tin nó không cần trang bị pháo hàng không. Nhưng kết quả phũ phàng trong nhiều lần đối đầu đã khiến người Mỹ phải trang bị lại pháo cho F-4.
Nga là nước sở hữu kho tên lửa không đối không BVR đa dạng và phong phú nhất trên thế giới. Các máy bay Flanker có tối thiểu 8 mấu treo tên lửa dưới cánh đó là cơ sở để chúng có thể bắn vài quả tên lửa vào một mục tiêu tốc độ cao. Đó là sự áp đảo về hỏa lực mà người Mỹ phải đối mặt. Không chiến như một cuộc đấu kiếm. Những chiếc Flanker có thêm sự vượt trội về khả năng cơ động. Không giống như F-22, F-35 bị đánh giá là chỉ bằng phân nửa Su-30 khi không chiến trong tầm nhìn.
Khả năng sẵn sàng cho chiến đấu
 F-35 được ra mắt rất hoành tráng trên sân khấu.
Cũng theo tham vọng của Không quân Mỹ, siêu tiêm kích của Lockheed Martin được tạo ra để thay thế cho tất cả các tiêm kích và cường kích hiện có. Đó là một sự ôm đồm quá lớn.
F-35 như đã đề cập, có mức giá không hề dễ chịu. Không phải lực lượng nào cũng có đủ ngân quỹ cho quá trình chuyển loại thay thế. Ví dụ ở Nhật, hiện có 100 F-15 nhưng chúng sẽ chỉ được thay thế bằng tối đa 70 F-35. Chi phí và công sức cho bảo trì hoạt động, đặc biệt là duy trì lớp sơn tàng hình cũng rất tốn kém. Số giờ bay huấn luyện chắc chắc sẽ bị cắt giảm. Phi công sẽ phải luyện tập dưới mặt đất nhiều hơn. Hiện tại, việc cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng khiến Không quân Mỹ phải cắt bỏ 44 nghìn giờ bay và 17 phi đội mặt đất.
Thêm vào đó, dù các đơn vị có được trang bị tạm đủ số máy bay thì mức độ sẵn sàng chiến đấu 100% cũng không thể xảy ra. Mức độ sẵn sàng chiến đầu của Không quân Mỹ hiện nay đạt mức 75%, một kết quả khá tốt nhưng khi đề cập đến các đơn vị tàng hình hình tỉ lệ này sẽ sụt giảm mạnh. Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A Spirit có mức độ sẵn sàng 46,7 %, siêu tiêm kích F-22, máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên và có thể coi là tiêm kích tàng ưu việt cũng chỉ đạt mức 69%.
Hãy thử tưởng tượng, chỉ 48 trên 70 F-35 của Nhật có thể sẵn sàng để đối đầu với 400 Flanker Trung Quốc, không cần tốn nhiều sức cũng có thể tưởng tượng ra kết quả.
Xin trích lời của Wheeler, người đã tham gia giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia của nước Mỹ trong hơn 3 thập kỷ để thay cho lời kết.
"Các phi công sẽ trở lên kém cỏi hơn nếu họ bị cắt giảm chương trình đào tạo, đó là vấn đề nghiêm trọng, hơn bất cứ vấn đề kỹ thuật nào. Số lượng các phi công sẽ ít vì theo xu hướng chung, toàn bộ lực lượng bị co gọn lại. Về cơ bản, bạn có một chiếc máy bay để trưng bày nhưng không thể làm bất cứ điều gì. Nó vô dụng, nó thật sự là một sự vô dụng đầy hoành tráng, nó sẽ phá hỏng bất cứ lực lượng không quân nào sử dụng nó”.
Anh Trần

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

huy hoàng -

chuyên gia về hàng không vũ trụ trên thế giới đã cho rằng chương trình máy bay đắt đỏ nhất lịch sử của Mỹ và cũng là của thế giới (chốt ở mức 1,5 nghìn tỉ USD) sẽ bị đánh gục bởi các tiêm kích Sukhoi.

đông -

F35 tham vọng thay thế cho tất cả các tiêm kích và cường kích hiện có là điều không tưởng

Tính chuyên môn hóa ngày một cao, một cá thể ko thể làm tốt nhiều việc được

huy hoàng -

@kiên: Nếu tự dìm như bác nói thì liệu có quân đội nước nào đặt hàng không? tôi nghĩ ko phải rồi.

kiên -

liệu có khi nào Mỹ tự dìm hàng con đẻ để các đối thủ chủ quan ko?

hoàng -

phiên bản lỗi
F35 có nhiều lỗi

- Mất khả năng tàng hình trước các loại máy bay thế hệ 4+ như Su-35 và radar chống tàng hình.

-Khả năng cơ động kém

- Giá quá đắt

Hiển thị thêm bình luận