Trong vòng 2 năm tới, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất của Hải quân Trung Quốc Type-094 lớp Tấn sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.
[links()]
Điều này đã được đề cập đến trong báo cáo của Ủy ban an ninh kinh tế Mỹ-Trung trình lên Quốc hội Mỹ.
Trong nhiều thập kỷ qua, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chỉ mang tính biểu trưng bởi khả năng của nó còn rất hạn chế. Nhưng với sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2, Trung Quốc đã hoàn thành bộ ba răn đe hạt nhân của mình.
|
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn sẽ sớm được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2. |
Theo thông tin tình báo Mỹ, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn khoảng 7.600km. Đây là một biến thể sửa đổi của tên lửa đạn đạo DF-31. Loại tên lửa đạn đạo này được cho là đã có lần thử nghiệm thành công trong năm 2012.
Hiện tại có ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Việc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn tích hợp thành công tên lửa đạn đạo JL-2 sẽ nâng cao đáng kể khả năng răn đe hạt nhân trên biển vốn là thế mạnh của Nga, Mỹ.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc trong tháng 05/2012, sự phát triển của tên lửa đạn đạo JL-2 gặp khá nhiều khó khăn và liên tục bị trì hoãn nhưng có thể đạt được khả năng hoạt động ban đầu trong vòng 2 năm tới.
Lầu Năm Góc từ chối bình luận về các bước tiến của Trung Quốc trong việc sở hữu bộ ba răn đe hạt nhân gồm có: Máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân.
Các chuyên gia Mỹ cảnh báo rằng, Trung Quốc đã ký vào hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng lại không tham gia vào Hiệp ước hạn chế phát triển vũ khí tiến công chiến lược Start như Mỹ với Nga.Các chuyên gia Mỹ đã kiến nghị Bộ Ngoại Giao nên xem xét việc đưa Trung Quốc vào Hiệp ước hạn chế phát triển vũ khí tiến công chiến lược.
Phan Nguyễn (theo China defence mashup)
[links()]