Hải quân Trung Quốc vừa lên tiếng xác nhận, nước này sẽ đóng tàu sân bay thứ 2 lớn hơn, có khả năng mang nhiều máy bay chiến đấu hơn.
Ngoài ra, tàu sân bay thứ 2 này có khả năng chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trước đó, trong tháng 2, trang tin Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc cho hay, Bộ Khoa học và Công nghệ nước này thông qua việc cấp vốn cho Viện Nghiên cứu 719 nghiên cứu 2 dự án gồm: công nghệ và an toàn cho tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân; hỗ trợ kỹ thuật cho lò phản ứng nhỏ. Đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Trung Quốc sẽ phát triển tàu sân bay hạt nhân.
Về phần tàu sân bay Liêu Ninh, một lần nữa các quan chức Trung Quốc khẳng định, con tàu chỉ dùng cho mục đích huấn luyện, đào tạo, chuẩn bị cho sự ra đời của các tàu sân bay tiếp sau.
|
Tàu sân bay tương lai Trung Quốc sẽ đi theo "phong cách" Mỹ. Ảnh minh họa |
Trung Quốc có kế hoạch đưa 24 máy bay chiến đấu và
26 trực thăng lên tàu Liêu Ninh nhằm huấn luyện phi công và các chuyên
gia cho 4 tàu sân bay tiếp theo. Theo Strategypage, về mặt thiết kế, tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Trung Quốc có thể nước này sẽ “bắt chước” theo thiết kế tàu sân bay USS Enterprise (CVN 65) vừa nghỉ hưu của Mỹ.
USS Enterprise (CVN 65) là chiếc tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Hải quân Mỹ, có lượng giãn nước khoảng 92.000 tấn (nhỏ hơn lớp Nimitz sau này). Tuy nhiên, nó lại được xem là sở hữu chiều dài lớn nhất trong các tàu sân bay hiện nay.
Con tàu có khả năng chở tới 90 máy bay các loại, nhiều hơn bất kỳ lớp tàu nào của các nước khác (Nga, Pháp, Anh, Tây Ban Nha…). Đây có lẽ là một trong những điểm làm người Trung Quốc “thích thú” nhất, bởi hiện các tàu sân bay theo thiết kế Nga chỉ mang được ít máy bay (40-50 chiếc).
Ngoài ra, tàu sân bay Mỹ dùng máy phóng thủy lực để hỗ trợ máy bay cất cánh nên chiến đấu cơ không phải giảm tải trọng mang vũ khí. Ngược lại, đối với tàu sân bay Nga, do dùng kiểu boong “nhảy cầu” nên máy bay chiến đấu đều giảm tải trọng để nhẹ hơn mới cất cánh được.
Vì vậy, tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc có thể sẽ mang dáng dấp của phương Tây thay vì Nga. Vấn đề còn lại là Trung Quốc liệu có đủ sức, đủ kỹ thuật để phát triển tàu sân bay tương tự tàu Mỹ hay không?
Ngay trong việc cải tạo tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đã phải “nhờ vả” rất nhiều từ Ukraine mới có thể hoàn thiện một số hệ thống quan trọng cho tàu (cáp hãm đà, tiêm kích hạm…). Còn đối với thiết kế tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tự làm hoàn toàn mà không có nước nào “chỉ bảo”.
Hiện Trung Quốc gần như hoàn thành xây dựng chương trình huấn luyện phi công cùng với nhiều chương trình huấn luyện chuyên gia khác cho tàu sân bay.
Nước này xây dựng và đưa vào sử dụng trung tâm huấn luyện cất hạ cánh tàu sân bay với công trình boong phóng mô phỏng tàu sân bay trên đất liền.
Tàu sân bay Liêu Ninh có lượng giãn nước 65.000
tấn, dài 305m, được Hải quân Trung Quốc thử nghiệm trong năm
qua. Trong thời gian đó, Liêu Ninh hoạt động trên biển được 4 tháng. Mẫu
tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc cũng đã thực hiện cất và hạ cánh
thành công trên Liêu Ninh.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Nguyễn Hoàng