Tạp chí Khán Hòa đưa tin, Trung Quốc đang tìm cách mua loại máy bay vận tải hạng nặng IL-76 của Không quân Nga và Belarus, kế hoạch tổng thể là hy vọng có được 20 máy bay IL-76MD sau khi được tân trang. Bên cạnh đó, Trung Quốc được cho là đang tích cực hợp tác với Ukraine, với hy vọng chuyển đổi một số máy bay IL-76 cũ thành máy bay tiếp dầu IL-78.
Sở dĩ có việc này là do Trung Quốc đang thiếu máy bay tiếp dầu trên không khiến lượng lớn máy bay chiến đấu có khả năng tiếp nhiên liệu trên không được trang bị trong Không quân Trung Quốc như J-10, Su-30MKK, Su-30MK2, J-15 và J-16 đều không thể phát huy vai trò bay xa.
|
Dường như Trung Quốc bất lực trong việc kiếm tìm sản phẩm tiếp dầu trên không nội địa nên quyết định phải nhờ tới Nga - Ukraine.
|
Để tạm thời giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã cải tiến máy bay ném bom H-6 thành máy bay tiếp dầu trên không HY-6 phục vụ cho tiêm kích J-10, Su-30.
Tuy nhiên, do lượng nhiên liệu mang theo hạn chế, tải trọng nhiên liệu tối đa của HY-6 chỉ khoảng 30 tấn (nhưng trung bình chỉ là 20 tấn). Trong khi đó, tải trọng nhiên liệu của Su-30MK2 là 9,5 tấn, vì vậy muốn thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu như vậy thì HY-6 chỉ có thể tiếp khoảng 5 tấn nhiên liệu cho 4 máy bay Su-30.
Điều này tất nhiên chỉ là lý thuyết, xem xét đến vấn đề kỹ thuật, HY-6 dường như không thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu Sukhoi. Với loại J-10 thì HY-6 có thể tiếp nhiên liệu nhưng vẫn bị hạn chế nhiều, khi mỗi lần chỉ có thể tiếp 2-4 chiếc, điều này về cơ bản là không có giá trị chiến thuật.
Khán Hòa chỉ ra, Ukraine có khả năng cải tạo Il-76 thành biến thể tiếp dầu trên không Il-78, Pakistan đã từng chuyển đổi thành công 4 máy bay IL-78, Trung Quốc tiến hành đàm phán với Ukraine liên quan đến chuyển đổi máy bay tiếp dầu trên không từ năm 2012.
|
Với Il-78, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 sẽ hoàn toàn trở thành máy bay mang tầm chiến lược.
|
Ngoài ra, nhiệm vụ của Il-78 còn bao gồm thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay cảnh báo sớm A-50, kéo dài thời gian trực ban của máy bay cảnh báo. A-50 vốn là biến thể được phát triển dựa trên khung thân cơ sở của máy bay Il-76. Mà máy bay cảnh báo KJ-2000 của Trung Quốc cũng dùng khung thân Il-76, vì vậy về mặt lý thuyết thì Il-78 hoàn toàn có thể tiếp nhiên liệu cho KJ-2000.
Hiện nay, máy bay cảnh báo KJ-2000 của Không quân Trung Quốc là có thiết bị tiếp nhiên liệu trên không, nhưng chưa bao giờ xuất hiện ảnh thực hiện tiếp nhiên liệu cho KJ-2000. Diều này có nghĩa là KJ-2000 tuy là máy bay cảnh báo chiến lược, nhưng gần như không đạt yêu cầu thời gian tuần tra “chiến lược”.
Khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến tầm xa, yêu cầu đối với một máy bay IL-78 là có thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho 8 máy bay chiến đấu, thông thường khi thực hiện tiếp nhiên liệu cho 2 máy bay chiến đấu, lượng nhiên liệu tiếp mỗi phút là 900-2.200 lít. Tải trọng dầu của IL-78 thông thường là 50 tấn, tối đa có thể đạt 60 tấn – lớn hơn nhiều so với HY-6.
Kết cấu thực tế của IL-78 do Ukraine cải tiến đơn giản hơn nhiều so với máy bay IL-78ME của Nga chế tạo, trên thực tế chính là khoang chứa hàng của máy bay vận tải IL-76MD, trang bị thùng chứa nhiên liệu, sau đó lắp ráp ông tiếp nhiên liệu UPAZ do Nga sản xuất.
|
Máy bay tiếp nhiên liệu trên không HY-6 chỉ là giải pháp tạm thời của Trung Quốc.
|
Trung Quốc đã sản xuất 2 loại máy bay tiếp nhiên liệu HY-6 và Không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc, nhưng loại máy bay này đều không đưa vào sản xuất hàng loạt, hiện nay hầu như chỉ thực hiện tiếp nhiên liệu cho J-8D và J-10.
Cho đến nay chưa bao giờ xuất hiện ảnh máy bay HY-6 thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu Sukhoi, điều này là hoàn toàn dễ hiểu.
Khán Hòa đã từng phân tích về thiết bị tiếp nhiên liệu trên không của J-10A và J-8D, hoàn toàn không giống với thiết bị tiếp nhiên liệu kiểu Nga, nhìn tổng thể, ống tiếp nhiên liệu trên không kiểu cố định của J-8D và J-10A là phong cách phương Tây những năm 1970.
Tại triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc trưng bày ống mềm tiếp nhiên liệu RDC-1 của Trung Quốc, cũng hoàn toàn không giống với ống tiếp nhiên liệu kiểu Nga, rõ ràng công nghệ tiếp nhiên liệu HY-6 là do Trung Quốc tự phát triển, liệu có phù hợp với hệ thống tiếp nhiên liệu UPAZ-1M của Nga vẫn là còn những nghi ngờ đáng kể.
Bằng Hữu