Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) mới đây đã công bố báo cáo về chi tiêu quân sự trên toàn thế giới của hơn 172 quốc gia từ 1998 đến nay. Trong bản báo cáo này cũng công bố các quốc gia và vùng lãnh thổ có mức chi tiêu dành cho quân sự cao nhất và thấp, giúp đánh giá được xu hướng và tương lai phát triển của các lực lượng vũ trang trên toàn thế giới.
Chi phí quân sự thế giới vào năm 2012 đạt con số kỷ lục là 1.753 tỷ USD chiếm khoảng 2,5% GDP của thế giới. Nhưng thực tế, con số trên đã có chiều hướng giảm 0,5% so với mức cho tiêu năm 2011 do chịu tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Và đây là lần giảm đầu tiên kể từ năm 1998, có thể nói đây là năm đầu tiên ngân sách dành cho chi tiêu phòng trên toàn thế giới bị cắt giảm.
Sau đây là danh sách 10 quốc gia có ngân sách chi tiêu dành cho quốc phòng thấp nhất, do SIPRI công bố năm 2013:
|
Mexico có quân đội quy mô lớn nhất trong top 10 quốc gia chi cho quốc phòng thấp nhất thế giới.
|
10. Mexico
Lực lượng quân đội Mexico được tạo thành từ 2 thành phần chính gồm: Quân chủng Lục Quân Mexico và Hải quân Mexico. Lục quân Mexico bao gồm các lực lượng không quân, quân Cảnh, Lực lượng Cảnh sát Tổng thống và các lực lượng đặc biệt. Hải quân bao gồm lính thủy đánh bộ và không quân hải quân. Quân đội của Mexico hiện có khoảng 259.000 binh sĩ trong biên chế và chiếm khoảng 0,16% tổng dân số.
|
Ngân sách quân sự Mexico phần lớn dùng để trấn áp hoạt động tội phạm, việc vốn thường dành cho cảnh sát.
|
Mặc dù chính phủ Mexico đã tăng chi tiêu quân sự trong những năm gần đây, nhưng do vướng phải suy thoái cũng như khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp lên GDP của nước này nên việc cắt giảm ngân sách quốc phòng là điều không thể tránh khỏi.
Hiện nay, Mexico dành phần lớn ngân sách cho quân sự của nước mình để giải quyết các vấn đề bạo lực triền miên ở quốc gia này cũng như chấn áp việc buôn bán má túy của các tập đoàn tội phạm đa quốc gia diễn ra hàng ngày ở đây.
9. Ireland
Quân đội Ireland (hoặc gọi là Ai-Len) còn được gọi là Lực lượng Phòng vệ Ireland bao gồm các thành phần: lục quân, hải quân, không quân, và lực lượng dự bị động viên. Tổng thống Ireland theo hiến pháp của nước này là Tư lệnh tối cao quân đội, tất cả các hoạt động quân sự cũng như có liên quan đến lực lượng vũ trang của Ireland đều phải thông qua sự đồng ý trực tiếp từ văn phòng Tổng thống.
|
Sở hữu quân đội nhỏ nên không lạ khi trang bị cơ giới của Quân đội Ireland chỉ có vẻn vẹn 14 xe tăng hạng nhẹ (trong ảnh) và chưa tới 100 chiếc xe bọc thép.
|
Hiện nay, Quân đội Ireland chỉ có khoảng 9.500 binh sĩ, phục vụ trong cả 3 binh chủng. Vai trò chính của Lực lượng Phòng vệ Ireland là bảo vệ lợi ích quốc gia của nước này. Nhưng ngoài ra họ cũng thực hiện các nhiệm vụ khác như bảo vệ thủy sản, phòng chống ma túy, an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường hay thực hiện các nhiệm vụ khác ở nước ngoài.
8. Cộng hòa Dominican
Quân đội Cộng hòa Dominica bao gồm 3 thành phần chính gồm: lục quân, không quân và hải quân. Mặc dù chỉ có trong biên chế hơn 44.000 binh sĩ đang phục vụ, nhưng Cộng hòa Dominica vẫn tự hào có lực lượng vũ trang lớn thứ 2 trong vùng biển Caribbean.
Phần lớn chi tiêu của nước này là dành cho mục đích thương mại và ngân sách dành cho quốc phòng khá hạn hẹp. Dù vậy chi tiêu quân sự của nước này trong những năm gần đây cũng tăng khá đáng kể.
|
Quân đội Dominica chủ yếu làm nhiệm vụ của cảnh sát.
|
Hầu hết các binh sĩ trong quân đội Dominica đều phục vụ cho các nhiệm vụ phi quân sự như bảo vệ an ninh cho các căn cứ quân sự và quan chức chính phủ, giám sát và bảo vệ rừng.
Không quân Dominica sở hữu khoảng 40 máy bay các loại, bao gồm cả trực thăng. Còn Hải quân Domunica đang duy trì 3 chiến hạm được Mỹ viện trợ trước đây, khoảng hơn 20 tàu tuần tra và 2 máy bay trực thăng.
Hầu hết các nhiệm vụ quân sự của lực lượng vũ trang Dominica xoay quanh việc chống buôn bán ma túy bất hợp pháp, chống buôn lậu cũng như nạn nhập cư trái phép từ Haiti đến quốc gia này.
7. Malta
Lực lượng vũ trang Malta (AFM) có trách nhiệm kiểm soát biên giới và an ninh quốc gia của nước này, các hoạt động quân sự với sự hỗ trợ của Hải quân và Không quân AFM khá hạn chế
AFM được thành lập sau khi Malta giành được độc lập vào năm 1974, kể từ đó đến nay lực lượng vũ trang của Malta hầu như không có nhiều thay đổi. Hầu hết các loại vũ khí và phương tiện quân sự của Malta được nhập khẩu từ Vương quốc Anh, Thụy Điển và Nga.
|
Tàu tuần tra của Hải quân Malta.
|
Với chỉ hơn 2.000 binh sĩ đang tại ngũ, quân đội của Malta là một trong những lực lượng vũ trang nhỏ nhất trên thế giới. Nhờ từ các nguồn thu lớn từ nền kinh tế, mang lại bởi từ các ngành công nghiệp du lịch, ngân hàng, chi phí quân sự của AFM khá ổn định nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP của nước này. Chi tiêu quân sự của AFM chỉ chiếm 1,7% GDP vào năm 2000 và chỉ 0,6% GDP vào năm 2012.
6. Papua New Guinea
Lực lượng vũ trang thống nhất Papua New Guinea được thành lập vào năm 1973 sau khi Quân đội Australia rời khỏi đảo quốc này. Nó còn được gọi là Lực lượng Quốc phòng Papua New Guinea hoặc viết tắt là PNGDF.
|
Quân đội Papua New Guinea tuy trông khá hầm hố nhưng họ chủ yếu làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh.
|
Hiện nay, đảo quốc này chỉ duy trì hơn chỉ tổ chức một lực lượng nhỏ khoảng 2.100 nhân viên nhằm bảo vệ an ninh hàng hải cũng như bảo vệ quốc gia này trước các cuộc tấn công của kẻ thù bên ngoài. Tuy hiện nay Quân Đội Australia không còn đóng quân ở Papua New Guinea, nhưng họ vẫn hỗ trợ lực lượng Hải quân PNGDF trong tuần tra và bảo vệ trên biển.
Trà Khánh