Tìm hiểu lực lượng tác chiến điện tử bảo vệ Đại hội Đảng

Google News

(Kiến Thức) - Lực lượng tác chiến điện tử thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô đã được điều động tham gia công tác bảo vệ an ninh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

Bên cạnh các lực lượng đặc công, cảnh sát đặc nhiệm, dân quân tự vệ..., tham gia bảo vệ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (diễn ra từ ngày 20-28/1) còn có sự xuất hiện của đơn vị tác chiến đặc biệt thuộc biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đó là lực lượng tác chiến điện tử - "bộ phận" quan trọng không thể thiếu trong tác chiến hiện đại của bất cứ quân đội và quốc gia nào trên thế giới hiện nay. 
Tim hieu luc luong tac chien dien tu bao ve Dai hoi Dang (cai 21.1, chi Huong duyet)
 Khối tác chiến điện tử thuộc BTL Thủ đô tham gia bảo vệ an ninh cho Đại hội Đảng. Ảnh: VTC
Clip phân đội tác chiến điện tử của Việt Nam huấn luyện chiến đấu:
Vậy tác chiến điện tử ra đời là gì? Hãy cùng Kiến Thức tìm hiểu: 
Những năm Chiến tranh thế giới thứ 2, công nghệ sóng vô tuyến đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hệ thống radar cảnh giới bố trí dọc bờ biển đã giúp nước Anh chặn đứng cuộc tấn công của Đức quốc xã. Trong giai đoạn này, ứng dụng sóng vô tuyến vào việc phát triển các loại vũ khí trở nên đa dạng và phong phú hơn.

Việc Đức quốc xã phát triển thành công bom dẫn đường bằng sóng vô tuyến Fritz X gây bất ngờ cho phe Đồng minh. Trong quá trình chiến đấu với Fritz X các kỹ sư đã khám phá ra cách sử dụng sóng vô tuyến để gây nhiễu cơ chế dẫn đường của nó. Từ đó hình thành nên tác chiến điện tử (EW).

Ngày nay, khi vũ khí công nghệ cao ngày càng trở nên phổ biến thì vai trò của chiến tranh điện tử càng trở nên quan trọng hơn. Có thể nói rằng, trong điều kiện tác chiến công nghệ cao, chiến tranh điện tử có vai trò gần như quyết định trong việc giành chiến thắng. Vậy tác chiến điện tử gồm những loại hình nào?

Tấn công điện tử (EA)

Tim hieu luc luong tac chien dien tu bao ve Dai hoi Dang (cai 21.1, chi Huong duyet)-Hinh-2
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ với nhiều thiết bị chuyên dụng gắn dưới cánh. 
Đây là phương thức chủ động phát sóng vô tuyến để áp chế các phương tiện trinh sát bằng sóng vô tuyến của đối phương. Nói cách khác, tấn công điện tử nhằm mục đích làm cho hệ thống phòng không trở nên "mù, câm, điếc".

Để định vị vật thể trong không gian, radar làm việc theo nguyên tắc phát và thu sóng điện từ. Tín hiệu phản xạ thu được thường có cả tín hiệu của mục tiêu và nhiễu, còn gọi là tạp âm.Trong điều kiện thuận lợi, tạp âm thường là sóng về của địa vật như nhà cửa, núi đồi. Nhiễu này không gây ảnh hưởng đáng kể tới việc nhận dạng và theo dõi mục tiêu.

Trong tấn công điện tử, đối phương chủ động dùng máy phát phát sóng điện từ cùng dải tần hoạt động của radar nhưng với công suất lớn hơn. Tỷ số tạp âm trên tín hiệu lớn hơn 1. Màn hình radar trở nên sáng lóa khiến trắc thủ khó xác định và theo dõi mục tiêu.

Áp chế điện tử thường sử dụng bằng máy bay tác chiến điện tử mang theo các thiết bị phát sóng gây nhiễu. Các máy bay điển hình cho nhiệm vụ này là EA-6B Prowler và EA-18G Growler của Mỹ. 

Những năm Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ sử dụng mạnh phương thức tấn công điện tử vào hệ thống radar trinh sát và điều khiển hỏa lực của tổ hợp phòng không S-75 Dvina.
Trước các phi vụ tấn công vào miền Bắc, Không quân Mỹ cho máy bay tác chiến điện tử EB-66 phát sóng gây nhiễu trùm lên toàn bộ dải tần số của radar trinh sát và điều khiển hỏa lực. EB-66 có thể chở hơn 6 tấn máy móc làm nhiệm vụ trinh sát và gây nhiễu điện tử. Chỉ với 5 năm chiếc máy bay loại này, Mỹ có thể gây nhiễu điện tử trong một khu vực rộng bằng toàn bộ châu Âu. 
Các hình thức tấn công điện tử gây nhiễu của Mỹ khá phong phú gồm nhiễu ngoài đội hình, nhiễu trong đội hình. Tuy nhiên, với tinh thần sáng tạo và quyết tâm cao, bộ đội tên lửa đã vạch nhiễu tìm thù bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ.

Ngoài ra, áp chế điện tử cũng có thể sử dụng trên mặt đất nhằm phá sóng liên lạc ở một khu vực nhất định. Trong các sự kiện quan trọng trên thế giới, nhất là các hội nghị cấp quốc gia hoặc quốc tế, các đơn vị tác chiến điện tử thường sử dụng một phương tiện chuyên dụng để ngăn chặn quân khủng bố sử dụng các loại bom, mìn sát thương kích nổ bằng điện thoại.

Phòng vệ điện tử (ECCM)

Tim hieu luc luong tac chien dien tu bao ve Dai hoi Dang (cai 21.1, chi Huong duyet)-Hinh-3
Hệ thống tác chiến điện tử  Krasukha-2 của Nga.
ECCM còn gọi là kháng nhiễu, đây là phương thức làm giảm tác động của các biện pháp tấn công điện từ của đối phương lên các thiết bị trinh sát điện từ. 
Kỹ thuật ECCM điển hình là nhảy tần số để đối phương không thể áp chế tần số phát sóng, hoặc tăng công suất phát sóng để vượt qua dải nhiễu của kẻ thù hay còn gọi là phản công điện tử.
Các nước lớn như Mỹ, Israel, Nga đã phát triển thành công các loại radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA). Loại radar này có khả năng kháng nhiễu rất cao do không hoạt động ở một tần số cố định.
Phòng vệ điện tử cũng bao gồm kỹ thuật sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến để mô phỏng tín hiệu của mục tiêu thật nhằm đánh lừa đối phương. Trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ thường sử dụng thủ thuật rãi các tấm giấy mạ kim loại để gây nhiễu, còn gọi là nhiễu tiêu cực hay nhiễu thụ động.

Khi được thả ra khỏi máy bay, các gói và sợi nhiễu phát tán trên không trung sẽ phản xạ lại sóng radar. Khoảng 25 sợi nhiễu lại tạo ra một tín hiệu tương đương tín hiệu của một máy bay. Hàng nghìn hàng vạn sợi nhiễu được thả ra sẽ tạo thành một lớp ngụy trang điện tử che phủ cho đội hình máy bay chiến đấu.

Gần đây Nga đã phát triển thành công hệ thống tác chiến điện tử Borisoglebsk 2 được đánh giá là phức tạp nhất thế giới. Hay hệ thống Krasukha-2 có khả năng thiết lập ô phòng vệ điện tử bảo vệ cho đội hình chiến đấu ở cự ly tới 300 km. Đây là những thiết bị điển hình cho phương thức phòng vệ điện từ.

Hỗ trợ tác chiến điện tử (ES)

Tim hieu luc luong tac chien dien tu bao ve Dai hoi Dang (cai 21.1, chi Huong duyet)-Hinh-4
Tàu thu thập thông tin tình báo tín hiệu Dupuy de Lome của Pháp.
Đây là phương thức sử dụng tình báo tín hiệu (SIGINT) để thu nhận và phân tích các tín hiệu mã hóa của đối phương. Người ta sẽ sử dụng các thiết bị hiện đại để đo tần số, bước sóng, phạm vi trinh sát của radar để phát triển các thiết bị gây nhiễu tương ứng hỗ trợ cho tác chiến điện tử. 
Các máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không như E-3 của Mỹ, A-50 của Nga, hay các tàu thu thập thông tin tình báo là những phương tiện điển hình của phương thức ES.
Chiến tranh điện tử có thể triển khai trên không, trên biển và đất liền với phương thức hoạt động rất đa dạng và phong phú. Ngày nay, tác chiến điện tử còn được gọi là “chiến tranh phi tiếp xúc”, loại hình tác chiến này có thể vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của đối phương mà không cần sử dụng đến vũ khí.
Giulio Douhet, nhà lý luận quân sự người Italia, tác giả cuốn sách "Quyền khống chế trên không", xuất bản năm 1921 nhận định, Kiểm soát được bầu trời nghĩa là chiến thắng. Thất bại trên bầu trời có nghĩa cuộc chiến đã kết thúc và phải chấp nhận mọi yêu cầu của đối phương. 
Ông đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của việc kiểm soát bầu trời, người Mỹ đã kế thừa học thuyết của Douhet và xem tác chiến điện tử là một trong ba yếu tố để kiểm soát bầu trời gồm chỉ huy, hỏa lực và tác chiến điện tử.
Quốc Minh