Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời các nhà phân tích quân sự cho rằng, với vũ khí siêu vượt âm Yu-74, Nga có thể dễ dàng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa mà NATO đang triển khai ở Đông Âu. Và cả ba cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới hiện nay là Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đã tham gia vào cuộc đua vũ khí siêu vượt âm từ khá lâu.
Một vũ khí siêu vượt âm có tốc độ từ 6.180km/h (March 5) cho đến 12.360km/h (March 10), bên cạnh đó nó còn được trang bị các công nghệ tiên tiến cho phép đưa đầu đạn tới chính xác mục tiêu trong khoảng thời gian ngắn nhất. Với các tính năng trên nó không thể bị đánh chặn bởi các loại tên lửa thông thường và nó có thể dễ dàng vượt qua mọi hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến nhất.
|
Với vận tốc di chuyển đạt March 10 cơ hội đánh chặn Yu-74 của NATO gần như bằng không.
|
Yu-74 không phải là mẫu vũ khí siêu vượt âm đầu tiên của Nga, khi từ năm ngoái Moscow cũng đã triển khai Yu-71 - mẫu vũ khí siêu thanh đầu tiên của Nga được phóng thử nghiệm. Cả Yu-71 và Yu-74 chỉ là một phần trong chương trình chế tạo tên lửa bí mật có tên mã là “Project 4202” của Quân đội Nga.
Trong quá trình thử nghiệm Yu-71 có thể di chuyển với vận tốc cực đại lên đến Mach 10, dù mới chỉ là một nguyên mẫu nhưng nhiều chuyên gia quân sự lúc đó đã cho rằng nó không thể bị đánh chặn. Nhưng đó chỉ mới là nửa câu chuyện khi người Nga vẫn chưa thực sự hài lòng với Yu-71 cho đến khi Yu-74 được triển khai thành công.
Vũ khí siêu vượt âm Yu-74 được Nga triển khai từ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-18A (Định danh NATO SS-19 Stiletto) vào đầu năm nay từ căn cứ tên lửa chiến lược Dombarovsky, vùng Orenburg phía tây nước Nga tấn công một mục tiêu giả định được đặt ở trung tâm thử nghiệm tên lửa Kura, phía bắc Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông, Nga. Chặng đường mà Yu-74 phải di chuyển trong lần thử nghiệm đầu tiên của mình là không hề nhỏ.
Hầu hết các đặc điểm kỹ thuật của Yu-74 đều được Nga giữ kín, thậm chí quá trình thử nghiệm cũng diễn ra trong bí mật và chỉ được công bố vài tháng sau đó. Trong tương lai, nhiều khả năng Yu-74 sẽ sớm được thử nghiệm với mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat (Định danh NATO SS-X-30). RS-28 có thể mang theo tới 24 quả Yu-74, chúng có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trong bán kính 10.000km chỉ trong một giờ.
|
Bộ đội Yu-74 và RS-28 sẽ là tương lai của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga.
|
Mỗi vũ khí siêu vượt âm Yu-74 có thể được trang bị một đầu đạn hạt nhân hay hệ thống tác chiến điện tử cho phép tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa đối phương từ xa. Tất nhiên các dòng tên lửa ICBM trước đây đều có thể làm được như Yu-74, nhưng chúng lại có thể bị đánh chặn bởi hệ thống tên lửa phòng không tầm xa của NATO còn đối với Yu-74 thì không.
Các chuyên gia phân tích quân sự cũng nhấn mạnh rằng, các tính năng vượt trội của dòng vũ khí vượt siêu thanh đảm bảo cho chúng có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại. Bằng cách triển khai Yu-74, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ dễ dàng đánh bại kẻ thù ngay khi cuộc chiến bắt đầu. Và điều này sắp biến hiện thực khi chương trình phát triển vũ khí vượt siêu thanh của Nga đang bước vào giai đoạn kết thúc.
|
Một quả tên lửa đánh chặn THAAD của Mỹ có thể đạt tốc độ tới March 8 nhưng chúng chỉ có tầm bắn hiệu quả hơn 200km.
|
Không chỉ miễn nhiễm với lá chắn tên lửa của NATO ở Đông Âu, Yu-74 hoàn toàn có thể vượt qua được hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất của Mỹ là THAAD. Có thể THAAD sẽ hiệu quả khi được sử dụng đánh chặn các dòng tên lửa ICBM thế hệ cũ của Nga như R-17 Elbrus hay còn được gọi là Scud nhưng không có nghĩa nó sẽ hiệu quả với Yu-74.
Theo Victor Ayoli - một nhà báo người Pháp nhận định, Nga sẽ không để NATO quá tự tung tự tác ở Đông Âu và Moscow sẽ làm tất cả để bảo vệ biên giới nước Nga nhằm tránh lặp lại thất bại lịch sử trong Chiến dịch Barbarossa của phát xít Đức khi xâm lược Liên Xô vào năm 1941.
Trà Khánh