Không phận Nga có thể được bảo vệ bởi một chiếc MiG-31 duy nhất và có thể đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào, từ tên lửa hành trình hay cho đến cả vệ tinh, bất kể ngày hay đêm hay bất cứ điều kiện thời tiết và ở bất kỳ tốc độ nào. Các chuyên gia quốc phòng tin rằng vị trí thống lĩnh của MiG-31 trên không có thể kéo dài từ từ 10 đến 15 năm nữa.
Hàng rào Bắc cực
Tiêm kích đánh chặn siêu âm hai chỗ ngồi MiG-31, được NATO mệnh danh là Foxhound (Chó săn Chồn), là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô.
|
Tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31.
|
Mục tiêu đầu tiên, động lực chính để thúc đẩy Liên Xô phát triển MiG-31, do Mỹ đã đẩy mạnh triển khai các chương trình tên lửa hành trình chiến lược và đưa vào biên chế lực lượng không quân của những chiếc máy bay ném bom FB-111. Loại máy bay này có thể bay trên bầu trời Bắc Cực và áp sát biên giới của Liên Xô ở độ cao thấp, men theo địa hình nhằm tránh khỏi khu vực quan sát của các vệ tinh, radar Liên Xô. Mặt khác ở khu vực biên giới bắc Liên Xô lúc đó vẫn còn tồn tại một khoảng trống lớn trong hệ thống radar chiến lược.
Để lắp đầy khoảng trống này, cũng như sẵn sàng phản ứng với bất kỳ vị khách không mời nào đến từ bên ngoài, Moscow đã quyết định chế tạo một loại máy bay có khả năng giám sát vùng không phận rộng và độ cao lớn. Đó là những máy bay MiG mới, được thiết kế bởi Phòng thiết kế Thí nghiệm Artem Mikoyan, ngày nay được biết biết tới cái tên là Tổng công ty máy bay MiG. Sự xuất hiện của MiG-31 sau đó đã khiến các máy bay do thám của Mỹ phải giảm tần suất bay dọc theo biên giới của Liên Xô.
|
Sự xuất hiện của MiG-31 khiến các nước Mỹ, phương Tây phải khiếp sợ.
|
Hiện nay, khi mà nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nga ở khu vực Bắc Cực là cực kỳ quan trọng, MiG-31 với đầy kinh nghiệm trong suốt quá trình hoạt động ở đây, có thể hoàn toàn bảo đảm được sự an toàn của biên giới phía bắc của nước Nga.
MiG-31 có khả năng đánh chặn và phá hủy bất kỳ mục tiêu nào, từ tên lửa hành trình hay cả vệ tinh. Một nhóm tiêm kích đánh chặn này có thể giám sát một phần không phận rộng lớn, bằng cách hướng radar của mình vào bất cứ mục tiêu nào.
Người ta còn gọi MiG-31 với cái tên khác là "radar bay" bởi khả năng của hệ thống điện tử hàng không độc nhất của nó. Tổ hợp này cơ bản dựa trên hệ thống giám sát Barrier, được trang bị radar mảng pha đầu tiên trên thế giới.
Radar mảng pha khác biệt so với các radar thông thường ở chỗ, nó cho phép dịch chuyển chùm tia bức xạ trong khi đó radar thông thường được gắn cố định, cũng như tạo ra số lượng những tia bức xạ cần thiết để theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau.
Barrier có thể phát hiện được 24 mục tiêu ở khoảng cách xa 200km. Hệ thống máy tính trên MiG-31 cho phép phi công có thể lựa chọn ra 4 mục tiêu nguy hiểm nhất và trực tiếp phóng tên lửa không đối không tầm xa để tiêu diệt.
|
MiG-31 trang bị loại radar mạng pha cực mạnh cùng bổ vụ khí "khủng" với tên lửa đối không tầm siêu xa R-37.
|
Với bốn mục tiêu còn lại (MiG-31 có thể tấn công tối đa 8 mục tiêu cùng lúc) sẽ bị phá hủy bằng tên lửa không đối không tầm trung hoặc tầm ngắn, thậm chí tọa độ của mục tiêu cũng có thể được truyền cho các máy bay chiến đấu khác hay hệ thống tên lửa phòng không dưới mặt đất.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, trong 10 đến 15 năm nữa sẽ không có một hệ thống hàng không nào có thể bắt kịp được MiG-31. Tất cả các chiến đấu cơ hiện đại (ngoại trừ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5) đều không có khả năng bay hoàn toàn hành trình siêu âm như MiG-31, bởi chúng thường bị giới hạn thời gian bay siêu hành trình trong khoảng từ 5-15 phút do hạn chế về thiết kế khung máy bay.
Trong khi đó, với MiG-31 thời gian bay hành trình của nó chỉ phụ thuộc vào lượng nhiên liệu mang theo. Hơn thế nữa, MiG-31 có thể vượt qua bức tường âm thanh khi bay ngang và khi bay lên cao, trong khi phần lớn các máy bay siêu âm khác thường chỉ vượt qua bức tường âm thanh ở độ cao thấp.
|
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay. |
Lịch sử phát triển MiG-31
MiG-31 bắt đầu được sản xuất từ năm 1981 tại nhà máy hàng không Sokol ở Gorky (nay là Nizhny Novgorod). Đến cuối năm 1994, đã có hơn 500 chiếc MiG được chế tạo, sau đó việc sản xuất đã bị giảm dần. Cho tới ngày nay vẫn còn khoảng 100 chiếc MiG-31 đang hoạt động.
Việc hiện đại hóa MiG-31 bắt đầu từ năm 1984 với tên gọi mới MiG-31M. Mẫu máy bay này được xem là một phát minh tốt nhất trong lịch sử quân sự hàng không của Liên Xô, thậm chí vẫn còn một số thông tin về nó vẫn đang được giữ bí mật cho đến ngày nay.
Hiện nay chiếc MiG-31M bay ở tốc độ bay cực đại có tốc độ nhanh hơn bất kỳ máy bay tương tự nào trên thế giới và có thể vượt qua khoảng cách ít nhất 500km trong một giờ. Vào tháng 8/1995, chiếc MiG-31M được trưng bày ở triển lãm hàng không MAKS-95 diễn ra tại Zhukovsky và đã gây ra sự chú ý lớn. Nhưng đáng tiếc là phiên bản nâng cấp của mẫu máy bay này lại không được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Tuy nhiên, tại nhà máy Sokol và các nhà máy sửa chữa máy bay khác, khả năng đưa vào sản xuất, cũng như nguồn nhân lực và các tài liệu cần thiết cho quá trình sản xuất của MiG-31 vẫn còn được lưu giữ. Các chuyên gia hàng không tin rằng với những yếu tố trên sẽ làm giảm được chi phí sản xuất cũng như phục hồi 1/3 số MiG-31 mà Không quân Nga hiện có.
Trà Khánh