Tờ
Zaobao của Singapore cho hay, thuỷ phi cơ Giao Long-600 thế hệ mới mà
Trung Quốc tự nghiên cứu đang được lắp ráp tại Châu Hải, Quảng Đông. Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ bay thử lần đầu tiên, một khi bay thành công, Giao Long-600 sẽ trở thành thuỷ phi cơ lớn nhất trên thế giới. Máy bay này ngoài việc có thể thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm trên biển, cứu hộ, vận chuyển cấp cứu bệnh nhân ra, còn có thể mang vũ khí tấn công
tàu ngầm.
Việc sử dụng của Giao Long-600 tương đối rộng rãi, thông qua một số sửa chữa đơn giản có thể dùng cho mục đích quân sự, thời gian tuần tra dài, có thể mang vũ khí tấn công tàu ngầm. Khi cần thiết, Giao Long-600 có thể trực tiếp hạ cánh trên mặt nước, hoạt động tìm kiếm cứu hộ.
|
Mô hình thủy phi cơ Giao Long-600 được trưng bày tại một cuộc triển lãm.
|
Một số tài liệu truyền thông Trung Quốc tiết lộ cho biết, thân của Giao Long-600 dài 39,3m, sải cánh 39m, trọng lượng cất cánh thường 40 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 49 tấn, tải trọng hiệu quả là 12 tấn.
Máy bay Giao Long-600 trang bị
động cơ WJ6 sản xuất trong nước, công suất tối đa đạt 5.300 mã lực và trang bị động cơ cánh quạt 6 lưỡi hiện đại. Theo tiêu chí về thông số kỹ thuật, tốc độ bay tối đa của Giao Long-600 đạt 560km/giờ, tầm bay tối đa 5.300km, trần bay 6000m.
Nhìn từ các tiêu chí này có thể thấy, Giao Long-600 chú ý hơn đến việc tìm kiếm và cứu hộ tầm thấp, yêu cầu đối với bay tầm cao tương đối thấp.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, tác chiến chống ngầm đang ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động tuần tra trên biển, giám sát và cứu hộ trên biển, yêu cầu đối với tính năng tổng hợp của máy bay tuần tra chống ngầm cũng ngày càng cao, giống như Nhật Bản không chỉ phát triển máy bay tuần tra chống ngầm, mà còn đồng thời phát triển thuỷ phi cơ US-2 phối hợp. Thuỷ phi cơ mặc dù về khả năng chống ngầm không như máy bay tbình thường, nhưng với khả năng hạ cánh trên nước, đã có được ưu thế nổi bật trong phương diện tìm kiếm cứu hộ trên biển, đặc biệt là tìm kiếm cứu hộ viễn dương.
|
Thủy phi cơ SH-5 do Trung Quốc tự phát triển, đang hoạt động tại Hạm đội Đông Hải.
|
Theo chuyên gia quân sự, nếu Giao Long-600 trang bị cho quân đội và cơ quan quản lý hải dương Trung Quốc sẽ nâng cao khả năng tìm kiếm trên biển viễn dương của nước này. Với tầm bay 5.000km, thì bán kính hoạt động của nó trong khoảng từ 1.500-2.000km. Dựa vào tốc độ tuần tra của máy bay là 470km/giờ thì Giao Long-600 xuất phát từ căn cứ ở Thanh Đảo có thể tới bờ biển phía Tây bán đảo Triều Tiên trong thời gian 1 giờ, về phía Nam đến các đảo của Nhật Bản trong thời gian 2 giờ, đến eo biển Miyako khoảng 3 giờ.
Còn nếu xuất phát từ Chu San, có thể vượt qua chuỗi đảo thứ nhất đến Tây Thái Bình Dương về phía Nam đến quần đảo Philippines kết hợp với lực lượng tìm kiếm cứu hộ tại Biển Đông.
Nếu xuất phát từ đảo Hải Nam về phía Đông có thể đến phía trước eo biển Bashi khoảng 3 giờ, hình thành đội hình với lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại Hoa Đông, về phía Nam có thể đến khu vực biển gần quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam) trong thời gian 3 giờ, bao phủ toàn bộ Biển Đông. Như vậy đã có thể bao phủ tất cả khu vực chuỗi đảo thứ nhất và bộ phận khu vực biển ngoài, kết thúc lịch sử Trung Quốc không có khả năng tìm kiếm cứu nạn nhanh tại khu vực biển viễn dương.
Điều quan trọng là trong hoạt động chống ngầm hàng không đầy đủ, 90% thời gian trở lên tập trung vào tìm kiếm và thăm dò, vì vậy có thể duy trì bay tuần tra tại khu vực biển rộng, thậm chí có thể là nền tảng trinh sát và tìm kiếm tàu ngầm đáng tin cậy trên thuỷ phi cơ cạ cánh trên mặt biển. Đặc biệt là thuỷ phi cơ có tính năng bay tầm thấp và tốc độ bay thấp, cộng với thời gian bay trên tương đối dài, trang bị hệ thống sonar,
radar tìm kiếm ngầm, thiết bị quan sát tìm kiếm hồng ngoại, thiết bị dò từ và hệ thống hỗ trợ điện tử, cùng với nhiều loại vũ khí tác chiến, có khả năng chống ngầm tầm xa rất mạnh.
Bằng Hữu