Gần đây, Nga có kế hoạch tăng cường phòng thủ trên không dọc biên giới phía tây thông qua hoạt động triển khai một loạt hệ thống tên lửa phòng không S-400 tiên tiến và tổ hợp pháo - tên lửa tầm thấp Pantsir-S.
Động thái này được coi là một phần trong chương trình có quy mô lớn nhằm hiện đại hóa quân đội Nga từ nay cho tới năm 2020 và là phản ứng của nước này trước các mối đe dọa hiện hữu từ liên minh quân sự NATO.
|
Hệ thống tên lửa phòng không đất đối không S-400 tham gia lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ ngày 9/5 nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức.
|
Trong bài viết có tựa đề "Watch Out, America: Russia Sends Super Advanced S-400 to NATO's Borders" (tạm dịch: Nước Mỹ hãy nhìn xem, Nga gửi hệ thống phòng không S-400 siêu tiên tiến tới biên giới NATO), chuyên gia Zachary Keck chia sẻ quan điểm, việc triển khai S-400 với số lượng lớn dọc biên giới Nga với NATO có thể thách thức khả năng của liên minh quân sự nhằm đạt được sự thống trị trên không trong trường hợp xung đột với nước Nga".
Nhiều chuyên gia cũng nêu lý luận để minh chứng cho nghi ngờ rằng, hệ thống phòng không S-400 có thể khiến NATO suy nghĩ cẩn trọng về việc có nên làm căng với Nga hay không.
Các chuyên gia đưa ra dẫn chứng để giải thích cho nhận định trên. Cụ thể, hệ thống vũ khí chống máy bay thế hệ mới của Nga này có thể bắn hạ tất cả các loại mục tiêu trên không như máy bay, UAV, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trong phạm vi khoảng 400km.
Chưa kể, S-400 còn được trang bị bằng ba loại tên lửa khác nhau và có thể tùy chọn lắp đặt một hệ thống radar với khả năng truy dấu vết của 300 mục tiêu trong vòng 600m.
"Ít nhất trong những ngày đầu của cuộc xung đột (có thể xảy ra), S-400 và các hệ thống liên quan có thể vô hiệu hóa sức mạnh không quân NATO. Lực lượng liên minh quân sự NATO có lẽ không chống đỡ được một hệ thống phòng không hiện đại trong một thời gian dài", chuyên gia Robert Farley nhận định trong bài viết đăng trên tạp chí National Interest.
Thiết Giáp