Nga-Mỹ - những siêu cường hàng đầu thế giới về quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ hàng không. hai quốc gia này đang định hình đường lối phát triển hàng không quân sự thế giới. Người Mỹ cho rằng, tính năng tàng hình của máy bay giúp họ phát hiện và tấn công trước, qua đó giúp duy trì khả năng chiếm ưu thế trên không.
Mục tiêu thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ là không để đối phương phát hiện ra máy bay của họ trước. Để thực hiện điều đó, Mỹ không tiếc chi hàng trăm tỷ USD vào việc làm cho máy bay của họ có tính năng tàng hình tốt nhất.
Trong khi đó, tiêm kích tàng hình Su T-50 của Nga lại có mặt cắt radar lớn hơn so với F-22 hay F-35. Nhưng lợi thế tàng hình của máy bay Mỹ dường như không phải là điều mà người Nga lo lắng. Đối với T-50 được bao trùm bởi triết lý chiến đấu hoàn toàn khác biệt, nơi tính năng siêu cơ động được coi là vũ khí quan trọng.
T-50 sự hài hòa giữa các yếu tố
|
Su T-50 là một thiết kế hài hòa giữa các yếu tố, tàng hình, tốc độ cao và siêu cơ động. |
Trong tài liệu thiết kế của tiêm kích Su T-50 có yêu cầu về một mẫu máy bay có mức độ phản xạ radar thấp. Tuy nhiên, người Nga cũng sẵn sàng hy sinh một số tính năng tàng hình để đảm bảo yếu tố siêu cơ động và đặc tính bay.
Mục tiêu của chương trình là tạo ra một máy bay có độ phản xạ radar thấp, siêu cơ động, góc tấn lớn, đồng thời đảm bảo hiệu suất khí động học cao ở tốc độ cận âm. Việc tạo ra một máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi rộng, tốc độ cao và tàng hình là một thách thức kỹ thuật lớn.
Tất cả những yêu cầu trên dường như mâu thuẫn lẫn nhau, do đó, thiết kế cuối cùng phải là sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa các tính năng trên. Nhà phân tích Bill Sweetman, biên tập viên cao cấp của tạp chí Tuần lễ Hàng không nhận xét. Quan điểm của người Nga là không để rơi vào thế bất lợi trong không chiến.
Cho dù một máy bay có tính năng tàng hình ưu việt đến đâu thì các tình huống không chiến quần vòng là điều khó tránh khỏi. Đó là lúc tính năng siêu cơ động phát huy. Chậm chạp và vũ trang yếu như F-35 có khả năng bị đánh bại trong một cuộc không chiến với T-50.
Nhìn vào cách trang bị vũ khí cho T-50 có thể thấy sự khác biệt lớn so với Mỹ. T-50 mang cả tên lửa không đối không tầm siêu xa và tên lửa chống bức xạ. T-50 có thể mang tên lửa chống bức xạ nặng 635 kg với tầm bắn tới 245 km, hay tên lửa không đối không nặng 453 kg tầm bắn 200 km.
Thay vì chơi trốn tìm như người Mỹ, phi công Nga thà làm “con sói” trên bầu trời săn lùng kẻ thù và buộc kẻ thù phải chơi cuộc chơi do họ đề ra.
Sai lầm khi đặt niềm tin vào tàng hình
Tàng hình không có nghĩa là vô hình. Người Mỹ luôn tin rằng, một phi cơ tàng hình có thể giúp họ qua mặt hệ thống radar của đối phương. Nhưng phương thức tàng hình thường chỉ có tác dụng với các loại radar tần số cao, bước sóng ngắn. Đối với các loại radar bước sóng dài, tần số thấp hoàn toàn có thể vạch mặt máy bay tàng hình.
|
F-117A Nighhawk từng bị bắn hạ dễ dàng bởi hệ thống tên lửa đất đối không lạc hậu. |
Ngoài ra, khi máy bay hoạt động sẽ phát sinh nhiệt từ động cơ. Một số hệ thống cảm biến hồng ngoại thụ động của Nga có thể phát hiện khí thải động cơ phản lực từ hàng trăm kilomet mà đối phương không hay biết.
Trước đó vào năm 1999, người Mỹ từng phải trả giá đắt với niềm tin “tàng hình” khi loại tên lửa cỗ lổ SA-3 bắn hạ máy bay tàng hình F-117A. Hệ thống tên lửa đất đối không sản xuất những năm 1960 chỉ mất 18 giây để bắn hạ cỗ máy chiến đấu tàng hình hiện đại nhất thế giới thời điểm đó.
Lúc đó, người Mỹ thậm chí không dám tin rằng, một máy bay chiến đấu tối tân như F-117 lại bị bắn hạ bởi một hệ thống phòng không đã lạc hậu.
Lẫn trốn hay đối đầu
Tàng hình đi kèm với chi phí đắt đỏ. Để tàng hình, máy bay phải khoác lên nó tấm áo choàng hấp thụ sóng radar. Cứ mỗi giờ bay trên không, phi cơ tàng hình Mỹ cần nhiều giờ để bảo dưỡng trong nhà chứa máy bay.
|
Tàng hình ưu việt nhưng cơ động kém sẽ khiến F-35 dễ dàng bị đánh bại khi gặp tiêm kích T-50 |
Trong thời bình, mọi thứ có thể dễ dàng hơn. Nhưng khi có chiến tranh, máy bay phải hoạt động nhiều hơn, nhanh hơn điều đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp phủ tàng hình và cần phải bảo trì nhiều hơn nữa. Đối với chiến đấu cơ thông thường, Không quân Mỹ duy trì tỷ lệ hoạt động khoảng 75%.
Nhưng với máy bay tàng hình, tỷ lệ sẵn sàng hoạt động thấp hơn nhiều. Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit, tỷ lệ sẵn sàng hoạt động chỉ ở mức 46,7%, đối với tiêm kích F-22 là 69%. Ngoài hạn chế về khả năng sẵn sàng hoạt động thấp. Chú trọng đến tàng hình có thể dẫn đến những hệ quả ngoài ý muốn.
Pierre Sprey, kỹ sư hàng không người Hà Lan nhận xét, “Do quá chú trọng đến tính năng tàng hình, nên F-35 trông như một “củ hành” khi mang vũ khí bên ngoài. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của máy bay, nó ì ạch như một máy bay ném bom”.
Winslow T. Wheeler, giám đốc Dự án cải cách quân sự của Mỹ thừa nhận: “F-35 quá nặng nề và chậm chạp để thành công như một máy bay chiến đấu. Nếu phải đối mặt với kẻ thù nhanh nhẹn, chúng ta sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng”.
Trong khi người Mỹ cố tìm cách lẫn tránh những cuộc không chiến quần vòng bằng tính năng tàng hình để tìm cách tiêu diệt đối phương trước. Người Nga lại phát triển máy bay họ cho mọi kịch bản, từ tác chiến tầm xa cho đến không chiến quần vòng.
Nếu không thể kết liễu đối phương từ xa thì không chiến quần vòng là nơi quyết định. Lúc đó, tính năng siêu cơ động sẽ là lợi thế lớn của T-50 so với máy bay Mỹ. Cho dù, tính năng tàng hình của Su T-50 không tinh vi bằng F-35 hay F-22 nhưng tính năng tổng thể của T-50 đủ sức đánh bại 2 chiến đấu cơ tối tân nhất của Mỹ.
Quốc Minh