Tờ RIR trích dẫn thông báo chính thức từ Hải quân Mỹ cho hay, Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí laser đầu tiên của mình trên vùng biển thuộc vùng Vịnh Péc Xích. Hệ thống vũ khí này được triển khai trên tàu đổ bộ USS Ponce còn được biết tới như soái hạm của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ đang hoạt động tại khu vực vùng Vịnh.
|
Trong ảnh hệ thống vũ khí laser Hải quân Mỹ thử nghiệm trên tàu đổ bộ USS Ponce cuối năm 2014.
|
Trong thử nghiệm lần này, hệ thống vũ khí laser đã được thử nghiệm tiêu diệt các mục tiêu giả định trên biển và cả trên không, kết quả đạt được khá tốt khi hạ gục tất cả mục tiêu ngay trong lần bắn đầu tiên. Sau thành công trong đợt thử nghiệm này, Hải quân Mỹ đã quyết định sẽ tiếp tục thử nghiệm đánh giá với hệ thống vũ khí laser 100-150 kilowatt trên hạm trong năm 2016 và 2017.
Biến thể vũ khí laser được Hải quân Mỹ thử nghiệm trong tháng 11 chỉ đạt công suất 30 kilowatt và không có khả năng tấn công các mục tiêu tầm xa, nhưng lại đánh chặn khá hiệu quả đối với các mục tiêu tầm trung và ngắn. Nó có thể dễ dàng vô hiệu quá mục tiêu trên biển và cả trên không của đối phương chỉ với một lần bắn duy nhất. Tuy nhiên, có một sự thất khiến nhiều người giật mình, là hệ thống vũ khí laser Mỹ lại có nguồn gốc từ Liên Xô.
Siêu vũ khí laser trên tàu phế liệu
Vào năm 1995, sau khi một phần của Hạm đội Biển Đen được chia cho Ukraine, nước này đã bán lại cho Mỹ một tàu hậu cần của Hải quân Liên Xô trước đây có tên là Dickso với giá bán phế liệu. Ngay sau khi sở hữu con tàu trên người Mỹ đã tìm thấy thứ "quý hơn vàng", theo đó trên tàu Dickso vẫn còn lưu giữ một máy phát có công suất 35MW và cùng nhiều thiết bị đặc biệt khác. Dựa trên những thiết bị thu được các chuyên gia của Hải quân Mỹ khi đó đã kết luận rằng đây là rất có thể là một phần sót lại của hệ thống vũ khí laser do Liên Xô chế tạo trước đây.
|
Tàu chở dầu Dickson khi còn hoạt động ở Hạm đội Biển Đen.
|
Cả Mỹ và Liên Xô đều bắt đầu nghiên cứu khả năng sử dụng công nghệ laser trong lĩnh vực quân sự từ những năm 1960, Liên Xô cũng là quốc gia đi đầu trong việc phát triển hệ thống vũ khí này với nguyên mẫu vũ khí laser đầu tiên trên tàu chở dầu Dickson.
Vào thời điểm đó, các kỹ sư Liên Xô đã phải sử dụng một máy phát có công suất ít nhất là 50MW mới có thể cung cấp đủ năng lượng cho một hệ thống vũ khí laser và để làm được điều này Liên Xô đã kết hợp một số thiết bị trên máy bay chở khách TU-154 với động cơ diesel trên tàu Dickson nhằm đạt được công suất cần thiết cho toàn bộ hệ thống.
Hệ thống vũ khí laser của Liên Xô cũng được tiến hành thử nghiệm toàn diện trong thời gian đó, với việc bắn hạ thành công các mục tiêu trên biển và thậm chí là với cả các mục tiêu có tốc độ bay cực nhanh như tên lửa.
Đề án vũ khí laser của Liên Xô thành công tới mức các tướng lĩnh Hải quân Liên Xô lúc đó đã yêu cầu trang bị ngay lập tức mẫu vũ khí tương lai này lên tàu sân bay lớp Kiev. Tuy nhiên, giấc mơ trên của Hải quân Liên Xô đã sớm bị dập tắt ngay trong quá trình thử nghiệm mẫu vũ khí laser này trên tàu sân bay.
|
Ngay bản thân tàu sân bay lớp Kiev cũng không thể đủ khả năng duy trì một hệ thống vũ khí laser đi kèm, do thiếu nguồn cung về năng lượng.
|
Các kỹ sư Liên Xô đã phải thốt lên rằng, hệ thống vũ khí laser này là cỗ máy hút năng lượng vô hạn khi mà toàn bộ nguồn năng lượng trên một tàu sân bay lớp Kiev chỉ đủ cho hai lần bắn duy nhất. Và điều này không thể bù đắp được hiệu quả nó mà nó mang lại.
Theo phân tích của các kỹ sư Liên Xô khi đó cho biết, một tàu sân bay lớp Kiev được trang bị một vũ khí laser chỉ có thể hoạt động tối đa trong 5 phút, tiếp theo sau đó là toàn nguồn năng lượng và hệ thống điện trên tàu sẽ bị vô hiệu hóa. Và nó sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu lý tưởng trên biển cho các loại tên lửa của đối phương.
Dickson không phải dự án phát triển vũ khí laser duy nhất mà Liên Xô từng triển khai, tiếp sau Dickson Liên Xô tiếp tục phát triển một hệ thống vũ khí laser khác có tên là Scythe. Nó có thiết kế cơ bản bao gồm một pháo laser và một nguồn cung cấp năng lượng riêng biệt và theo dự kiến sẽ được đưa ra thử nghiệm chính thức vào năm 1987.
Tuy nhiên, Mikhail Gorbachev – lãnh đạo Liên Xô lúc đó lại tuyên bố rằng, Liên Xô sẽ dứt khoát không tham gia bất cứ cuộc chạy đua vũ khí không gian nào, điều này dẫn tới dấu chấm hết cho toàn bộ chương trình phát triển vũ khí laser của Liên Xô khi đó.
|
Cả Liên Xô và Nga đều từng phát triển khá nhiều dự án vũ khí laser nhưng tất cả đều dở dang. Trong ảnh là pháo laser 1K17 Szhatiye.
|
Phân loại đầy đủ ?
Mặc dù Liên Xô phát triển khá nhiều chương trình vũ khí Laser từ những năm 1960, nhưng cho đến nay thông tin về các dự án này đều còn khá sơ sài và chỉ được công bố một phần. Và có rất ít các chương trình phát triển vũ khí laser của Liên Xô được công khai trong giai đoạn phát triển cũng như thử nghiệm chính thức.
Cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga – Tướng Yury Baluyevsky trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết rằng, sự phát triển vượt bậc về mặt công nghệ quân sự của Liên Xô trước đây đã giúp nước Nga
Tuy nhiên, theo Giáo sư kỹ thuật quân sự người Nga - Vadim Kozyulin cho biết rằng, có một vấn đề cố hữu mà mọi vũ khí laser đều vướng phải là nguồn cung cấp năng lượng. Vấn đề cốt lõi là phải tạo ra một nguồn năng đủ lớn để một hệ thống vũ khí laser có thể bắn không chỉ một mà hàng trăm phát.
|
Tổ hợp vũ khí laser có công suất 50kW do tập đoàn Rheinmetall chế tạo.
|
Hơn nữa vũ khí laser chỉ có thể được sử dụng trong điều kiện thời tiết nhất định và nó hoàn toàn không hiệu quả trong điều kiện thời tiết trời nhiều mây hay ẩm ướt. Chính vì lý do đó mà mọi thử nghiệm vũ khí laser của Quân đội Mỹ đều được thực hiện tại khu vực vùng Vịnh, nơi thời tiết luôn có nắng không như những vùng đầy sương mù, mưa và tuyết ở Alaska.
Trong đợt thử nghiệm trong năm 2014, Hải quân Mỹ vẫn chưa công bố hệ thống vũ khí laser do họ phát triển có thể bắn được bao nhiêu lần nhưng theo đánh giá cơ bản thì tàu đổ bộ USS Ponce không có đủ nguồn năng lượng để có thể giúp mẫu vũ khí laser này hoạt động liên tục.
Xem thêm tin tức quân sự
Trà Khánh