Cùng RIR điểm lại 8 thành công nổi bật của Nga sau khi triển lãm hàng không MAKS 2015 vào hôm 30/8.
Vượt qua các lệnh trừng phạt
Tại MAKS-2015 có tổng cộng tới 156 công ty nước ngoài đến từ hơn 30 quốc gia tham gia triển lãm, trong đó Mỹ có tới 24 công ty đại diện và Pháp có tới 6 công ty tham gia.
Trong khi đó, MAKS-2015 cũng chứng kiện sự trổi dậy của các công ty quốc phòng của Trung Quốc với số lượng các công ty đại diện gấp ba lần so với MAKS-2013. Được biết triển lãm hàng không vũ trụ MAKS-2013 có khoảng 287 công ty tham gia đến từ 44 quốc gia khác nhau.
Thị trường Trung Đông quay trở lại
Một trong điểm thành công đáng kể nhất của MAKS-2015 là việc Nga bắt đầu tìm được các khách hàng cao cấp từ thị trường Trung Đông, khi Iran lên tiếng quan tâm đến việc muốn mua các loại máy bay chiến đấu tiên tiến của hãng Sukhoi còn Ai Cập lại lên kế hoạch các trực thăng tấn công hiện đại nhất của Nga là Ka-52.
|
Thị trường Trung Đông đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các công ty quốc phòng Nga.
|
Thông tin này xuất hiện khi Pháp cũng đang đàm phán bán lại cho Ai Cập hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistrals mà Nga từng đặt mua, và không thể lý tưởng hơn nếu những chiếc Ka-52 phục vụ trên các tàu Mistrals.
Tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác với Châu Âu
Bất chấp căng thẳng với Phương Tây và các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp quốc phòng Nga, mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Moscow và các nước Châu Âu vẫn tiếp tục phát triển. Điển hình là chương trình hợp tác sản xuất máy bay chở khách thương mại Airbus A350 hay trực thăng đa nhiệm H225M. Theo đó các công ty hàng không của Nga sẽ là nhà thầu cung cấp các linh kiện hàng không phục vụ cho mục đích dân sự cho các công ty chế tạo máy bay của Châu Âu.
Belarus ký kết hàng loạt hợp đồng quốc phòng khủng tại MAKS-2015
Điều bất ngờ nhất ở triển lãm lần này là việc Belarus trở thành quốc gia ký kết nhiều hợp đồng quốc phòng nhất với Nga tại MAKS-2015. Khi nước này đặt mua tới 5 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2E và mua thêm những chiếc máy bay huấn luyện phản lực đa năng Yak-130 cùng nhiều hợp đồng khác chưa được công bố.
|
Phi đội Yak-130 biểu diễn tại MAKS-2015.
|
Giảm dần sự lệ thuộc vào nhập khẩu
Dù chịu tác động khá lớn từ các lệnh trừng phạt của Phương Tây, nhưng đây cũng là cơ hội để ngành công nghiệp quốc phòng Nga giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu các sản phẩm quốc phòng từ bên ngoài.
Tại triển lãm MAKS-2015, đại diện của Tổng công ty chế tạo động cơ United cho biết, Nga đã hoàn toàn làm chủ hoàn toàn việc cung cấp các động cơ phản lực AI-222-25 dành cho Yak-130 trước đó vốn do Ukraine đảm nhận một số giai đoạn. Thậm chí cả động cơ của trực thăng Mi-38 do Canada sản xuất nay cũng đã được Nga nội địa hóa.
Năm của các UAV “Made in Russia”
Triển lãm hàng không vũ trụ MAKS-2015 cũng là năm các công ty quốc phòng Nga cho ra mắt hàng loạt mẫu phương tiện bay không người lái thế hệ mới, với sự tham gia của hầu hết các tên tuổi đình đám trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga như Tập đoàn Rostec, Công ty Kret và thậm chí là cả Tập đoàn Kalashnikov.
Đến một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí lâu đời của Nga như Uralvagonzavod cũng đã bắt đầu lên kế hoạch sản xuất một mẫu UAV được phát triển dựa trên mẫu máy bay cánh quạt hạng nhẹ Diamond DA42 của Áo.
|
Mẫu UAV Chirok do Rostec phát triển được trưng bày tại MAKS-2015.
|
Siêu tiêm kích đa năng Su-35 tâm điểm chú ý ở MAKS-2015
Mặc dù theo dự kiến việc ký kết hợp đồng xuất khẩu những chiếc tiêm kích đa năng Su-35 cho Trung Quốc sẽ được công bố tại MAKS lần này, tuy nhiên phía Sukhoi lại không hề đưa bất cứ thông tin gì về việc này. Trái lại Bộ quốc phòng Nga lại công bố hợp đồng mua những chiếc Su-35 tiếp theo bổ sung thêm vào phi đội gồm 48 chiếc Su-35 của nước này.
Ngành công nghiệp hàng không dân dụng Nga cất cánh
Dù lần đầu tham gia vào thị trường sản xuất các loại máy bay chở khách thương mại, nhưng hãng Sukhoi cũng đã dành được cho mình hợp đồng cung cấp 32 chiếc máy bay chở khách thương mại Sukhoi Superjet100 cho công ty vận tải hàng không nhà nước STLC của Nga. Các máy bay đầu tiên sẽ được Sukhoi bàn giao trong giai đoạn từ 2015-2017 và sẽ được chuyển giao cho hãng hàng không nội địa Yamal của Nga.
Tuấn Đặng