Nhà sản xuất tổ hợp tên lửa chiến lược Bulava duy nhất - công ty cổ phần “Nhà máy Votkin” sau một loạt các đợt thanh tra vì vụ phóng tên lửa thất bại hồi tháng 9 sẽ tiến hành hiện đại hóa 5 phân xưởng sản xuất và lắp ráp sản phẩm.
Theo kế hoạch của xí nghiệp, việc trang bị thiết bị mới cho nhà máy sẽ tăng công suất sản xuất lên hai lần, việc đổi mới trang bị công nghệ và sửa chữa các tòa nhà xưởng được kéo dài đến cuối năm 2017.
Tài liệu dự án của công ty cổ phần đóng (công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán) Prikampromproekt (tổ chức đã trang bị lại nhà máy trước đây), trong 3 năm tiến hành hiện đại hóa nhà máy Votkin đã làm mới lại gần 5.000m2 diện tích sản xuất trong 4 nhà xưởng của tòa nhà chính và một phân xưởng của nhà máy luyện kim Votkin.
|
Ảnh minh họa.
|
“Những nhiệm vụ cơ bản là: tăng công suất sản xuất lên hai lần, trang bị lại kỹ thuật tổng hợp mới và cải tạo kết cấu của khu vực chế tạo phôi và lắp ráp cơ khí có sử dụng thiết bị công nghệ cao, giảm suất sử dụng năng lượng không dưới 1,0-1,5% cho nhà máy Votkin”, tài liệu viết.
Ngay từ tháng 3/2011, Thủ Vladimir Putin (thời điểm đó) đã giao nhiệm vụ tăng gấp đôi công suất sản xuất của nhà máy Votkin trong hội nghị mở rộng “Về sự sẵn sàng của các tổ chức công nghiệp thực hiện nhiệm vụ của chương trình vũ khí cho giai đoạn 2011-2020” diễn ra tại nhà máy. Khi đó nhà máy được trợ cấp 1,7 tỷ Rub trong ba năm. Hiện nay ngân sách liên bang dành cho việc hiện đại hóa xí nghiệp thêm 1,2 tỷ Rub cho giai đoạn 2014-2017.
“Việc thực hiện chương trình đầu tư không liên quan đến những thất bại của Bulava trong những lần phóng thử. Việc hiện đại hóa đã được lên kế hoạch trong chương trình mục tiêu liên bang ngay cả khi không xảy ra việc đó. Không được liên hệ việc kết cấu lại nhà máy với các vấn đề của quá khứ vừa qua, đã có sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian, còn việc hiện đại hóa của chúng tôi là theo kế hoạch”, đại diện nhà máy cho biết.
Giữa tháng 11, cơ quan xây dựng đặc biệt liên bang đã công bố gói thầu tiến hành công việc hoàn thiện trong tòa nhà, chuyên chở các thiết bị đã bị mòn thực thể và hao mòn vô hình như là nguyên liệu kim loại ra khỏi tòa nhà và lắp đặt thiết bị mới. Nhà thầu nhà máy Votkin sẽ phải thực hiện mọi công việc theo phương thức “chìa khóa trao tay” mà không được để quá trình sản xuất của nhà máy phải đình trệ.
Chủ tịch Học viện các Vấn đề Địa Chính trị Thượng tướng Leonid Ivashov cho rằng khủng hoảng hệ thống của công nghiệp quốc phòng có thể cản trở việc thực hiện các công việc đúng hạn.
“Để tăng gấp đôi sản lượng sản phẩm phải tiến hành trang bị lại công nghệ. Phức tạp là ở chỗ cả công nghiệp chế tạo máy công cụ, cả chế tạo máy chính xác, cả điện tử của Nga đều đang trong tình trạng bị hư hại đến một nửa. Vì vậy sẽ phải mua sản phẩm của những lĩnh vực đó ở phương Tây hoặc khôi phục lại sản xuất ngay trong nước - cái nọ ảnh hưởng đến cái kia. Do đó, khó có thể nói chắc chắn liệu đến năm 2017 có kịp làm xong không”, ông này nhận định.
|
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava sẽ trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất Nga.
|
Danh mục các thiết bị cần thiết và trình tự xây dựng các nhà xưởng để lắp đặt thiết bị đó đã được thiết lập theo ý kiến của Tổng kiểm định nhà nước. Tổng cộng nhà máy sẽ nhận được 71 thiết bị mới: máy tiện và máy phay, thiết bị phân tích thành phần hợp kim, kính hiển vi đo lường kỹ thuật số, thiết bị renghen, các buồng kín để hàn trong plasma và argon. Các nhà xưởng cho thiết bị sẽ nhận được làm nền bê tông mới, được sưởi ấm và làm mái nhà mới.
Khu vực lắp ráp tên lửa sẽ được trang bị lại, có nơi làm việc kiểm tra đầu vào và trang bị các bộ phận cấu thành, lắp bảng mạch và thử nghiệm điện tử các sản phẩm. Có kế hoạch đặt đường ray cho cần cẩu sức nâng 50 tấn.
Nhà máy sẽ tự sản xuất đồ gỗ công nghệ, một phần thiết bị do các xí nghiệp khác của công nghiệp Nga cung cấp, một phần sẽ được mua ở nước ngoài, ví dụ, máy tiện Fanuc 0i– Mate, thiết bị phân tích thành phần hợp kim NITON XL3t 900S GOLDD, kính hiển vi WM 1 300CNC.
Ông Leonid Ivasshov cho rằng, việc mua máy của nước ngoài sẽ làm phát sinh các công việc bảo dưỡng theo quy định– nghĩa là sẽ bị phụ thuộc thường xuyên vào nước ngoài. “Phải hồi sinh công nghiệp nước nhà ở trình độ mới”.
Nguyễn Vũ