Tạp chí Inside Defense cho hay, Không quân Mỹ, Cục phòng thủ tên lửa (MDA) và Cục nghiên cứu các dự án tiên tiến (DARPA) của Bộ quốc phòng Mỹ đang phối hợp triển khai dự án nghiên cứu hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo trên không mang tên Airborne Weapon Layer (AWL).
Gần đây, Trung tâm quản lý Vòng đời Ứng dụng của Không quân Mỹ (AFLCMC) nằm ở căn cứ Eglin, tiểu bang Florida đã cấp một phần khoản kinh phí lớn trong hợp đồng nghiên cứu AWL cho các hãng Boeing, Lockheed Martin, Raytheon. Điều này cho thấy Mỹ đang tiếp tục xúc tiến công tác triển khai khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo từ trên không.
Chuyên gia kỹ thuật của AWL- ông Mark Schreffler cho biết, những hợp đồng nghiên cứu này sẽ hoàn thành vào trước tháng 6/2014, mục đích chủ yếu là để thiết lập tính khả thi của dự án mua hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo đặt trên không, thay vì trực tiếp khởi động dự án.
|
Ảnh minh họa.
|
Ông cho rằng, DARPA đang lãnh đạo dự án nghiên cứu này, mà căn cứ không quân Eglin tham gia vào sẽ thúc đẩy phát triển khái niệm “chuỗi sát thương” chống tên lửa đạn đạo.
“Nhà thầu sẽ nghiên cứu về yêu cầu chi phí của loại tên lửa này, công nghệ quan trọng của những công việc này là thiết bị cảm biến. Do dự án nghiên cứu này bao hàm toàn bộ chuỗi sát thương, vì vậy không chỉ sẽ nghiên cứu về giá thành mà còn phải nghiên cứu về khả năng hoàn thành nhiệm vụ”, ông này cho biết.
Ông này còn tiết lộ, lý do mà công ty Boeing, Lockheed Martin và Raytheon có được hợp đồng nghiên cứu AWL là vì các công ty này đều đệ trình kế hoạch khái quát trong công tác phân tích giá thành hiệu quả AWL (do Không quân Mỹ phối hợp với MDA thực hiện) từ năm 2011. Sau khi hoàn thành công việc nghiên cứu của quy định hợp đồng, công việc tiếp theo sẽ do DARPA và phía Quân đội Mỹ xác định, “nếu chính phủ lựa chọn thiết lập một dự án mua, thì sẽ đưa ra một yêu cầu đối với doanh nghiệp”.
Khái niệm AWL được suy ra từ chương trình “vũ khí lade” (ABL) - dự án sử dụng máy bay chở khách Boeing 747 cải tiến mang vũ khí lade đánh chặn tên lửa đạn đạo. Do được cho rằng không có lợi về kinh tế và tính khả thi trong tác chiến không, vì vậy năm 2011 chương trình này bị hủy bỏ.
|
Tiêm kích F-15, F-35 sẽ là một trong những thành tố cấu thành nên AWL.
|
Theo kế hoạch, Không quân Mỹ và MDA phải đệ trình báo cáo vắn tắt kết quả phân tích giá thành hiệu quả của AWL cho Quốc hội Mỹ vào cuối tháng 6/2013, nhưng thực tế thời gian đệ trình là ngày 15/7. Từ các tài liệu công khai có sẵn gần đây có thể thấy, Không quân Mỹ có thể sử dụng máy bay F-15 hoặc máy bay chiến đấu khác thực hiện tuần tra, hình thành AWL, phối hợp tác chiến với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis đặt trên tàu chiến.
Tài liệu này còn đặc biệt chỉ ra, máy bay chiến đấu F-15 và F-35, máy bay ném bom B-1 và máy bay không người lái MQ-9 cũng như máy bay tác chiến của Hải quân đều có thể là nền tảng của AWL.
Bằng Hữu