Lockheed Martin gần đây đã cho ra mắt một loại đạn cho hệ thống
pháo phản lực phóng loạt, có tác dụng tương tự bom chùm, nhưng được cho là loại bỏ những sự nguy hiểm của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Tuy nhiên, cũng cần nhắc lại là Mỹ chưa hề phê chuẩn Công ước quốc tế về bom chùm, nên thật khó đoán mục đích thực sự của loại đạn mới này là gì, có đơn giản chỉ là lí do nhân đạo?
Công ước quốc tế về bom chùm được thông qua năm 2010, nghiêm cấm việc sử dụng loại vũ khí nguy hiểm này vì hai lý do chính: Thứ nhất, chúng có sức sát thương trên diện rộng mà không phân biệt binh sĩ và dân thường; Thứ hai, việc sử dụng bom chùm để lại một lượng lớn vật liệu nổ còn sót lại gây nguy hiểm.
|
Ảnh minh họa.
|
Mặc dù đã có đến 112 quốc gia phê chuẩn Công ước, nhưng vẫn còn một số nước, trong đó có Mỹ, Arab Saudi và Ấn Độ không đồng tình về vấn đề
bom chùm. Lầu Năm Góc đã ban hành chính sách về bom chùm của riêng mình năm 2008, cho rằng trong những nhiệm vụ nhất định, những đầu đạn thứ cấp – tên gọi chính thức của bom chùm, là nhân đạo hơn các phương án đạn phi thứ cấp khác.
“Những kẻ địch trong tương lai có thể sẽ sử dụng lá chắn dân cư cho những mục tiêu quân sự khiến dân sự cho mục tiêu quân sự - ví dụ như đặt các khí tài quân sự trên mái một tòa nhà dân sự đang bị chiếm đóng – trong trường hợp đó bom chùm sẽ gây ít thương vong và thiệt hại phụ hơn”, Mỹ giải thích lí do và cho rằng loại bỏ bom chùm có thể gây ra nhiều vấn đề.
Mặc dù vậy, quân đội Mỹ hiện cũng đang nghiên cứu một loại Bom chùm mới: DPICM (Dual - Purpose Improved Conventional Munitions) dịch ra là Đạn chùm cải tiến lưỡng dụng. Loại đạn chùm này sẽ được phóng bởi hệ thống pháo phản lực M270 của Lockheed Martin. DPICM sẽ mang đến những khả năng mới cho pháo phản lực M270, vốn chỉ sử dụng các đầu đạn đơn nhất.
Tháng 4/2012, Bộ Quốc phòng Mỹ đã kí với Lockheed Martin hợp đồng trị giá 79,4 triệu USD cho chương trình Đầu đạn thay thế (AWP). AWP được thiết kế cho mục đích tấn công các mục tiêu với tác dụng tương tự bom chùm, nhưng không để lại những đầu đạn chưa nổ, có thể gây nguy hiểm cho dân cư sau chiến tranh.
Với tư cách nhà thầu phụ của Lockheed Martin, các chuyên gia về đạn của ATK đã phát triển đầu đạn mới, được thiết kế để đáp ứng yêu cầu về vấn đề đầu đạn chưa nổ, nhưng cũng đảm bảo uy lực sát thương. Trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận đầu đạn sẽ phù hợp với các qui định của Công ước quốc tế về bom chùm, thì Lockheed Martin và ATK lại không đưa ra giải thích cụ thể nào về vấn đề này.
Trong các thử nghiệm gần đây, đạn AWP đã được bắn đi từ hệ thống pháo phản lực HIMARS và tiêu diệt mục tiêu ở cự li 65km.
|
Bom chùm CBU-105 của Mỹ.
|
Vấn đề nhân đạo
Thomas Nash, Giám đốc của Article 36 – một tổ chức phi chính phủ tại London chuyên nghiên cứu về tác động đến con người của vũ khí – tỏ ra lạc quan về AWP.
“Để phù hợp với Công ước quốc tế về bom chùm, có ý kiến cho rằng các đầu đạn AWP sẽ phải có ít hơn 10 đạn con, và phải có công tắc vô hiệu hóa đầu đạn", ông này nói.
Hiện chỉ có hai loại đạn chùm được Article 36 đánh giá là phù hợp với qui ước: SMArt 155 được sản xuất bởi GIWS, một liên doanh giữa Rheinmetall và Diehl BGT Defence (Đức) và BONUS của Pháp.
Nash cũng cho rằng: Những loại vũ khí như bom chùm – với sức sát thương trên diện rộng – không nên được sử dụng ở khu vực đông dân cư. Trong các cuộc chiến tại Libya và
Syria trước đây, các hệ thống pháo phản lực nhiều nòng kiểu cũ đã tàn phá hoàn toàn nhiều khu dân cư.
"Việc không kí kết Công ước quốc tế về bom chùm đôi khi cũng là cần thiết. Chẳng hạn khi cần tấn công mục tiêu là ụ súng đặt trên một con đập, việc dùng các vũ khí đơn nhất có thể sẽ phá hủy con đập, gây ra nhiều thiệt hại. Trong khi đó bom chùm sẽ hạn chế được khá nhiều tổn thất cho con đập", ông nói.
|
Một loại đạn có tác dụng như bom chùm nhưng có thể loại bỏ các vấn đề bom chùm gặp phải đang phát triển để phóng từ hệ thống pháo M270 MLRS.
|
Khu vực sử dụng?
Đặt sang một bên vấn đề về tính hợp pháp của bom chùm, quân đội Mỹ hi vọng AWP có thể có hiệu quả ở những điểm nóng trên thế giới.
Theo ông Nash, chính quyền Assad tuy đã kí kết Công ước Geneva, nhưng lại phớt lờ nó trong cuộc chiến ở Syria. “Thật thú vị khi những vũ khí phát triển cho thị trường Mỹ lại tuân theo những Công ước mà Mỹ chưa hề phê chuẩn”, Nash nói. “Đó là một điều tích cực trong ngành công nghiệp quốc phòng".
Lương Minh