2K12 Kub (NATO định danh SA-6 Gainful)
2K12 Kub là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động, một cựu binh mạnh mẽ trong các cuộc xung đột quân sự ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông. Tên tuổi của Kub trở nên lừng lẫy sau chiến tranh Yom Kippur 1973 nơi nó được mệnh danh là “3 ngón tay thần chết”.
Kub được thiết kế và đưa vào sử dụng từ những năm 1970, nó có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi từ 4-24km, tầm cao từ 50-14.000 mét. Tên tuổi của nó trở nên nổi tiếng trong chiến tranh Yom Kippur 1973 khi quân đội Ai Cập tiến công vào bán đảo Sinai. Tại đó, Ai Cập đã triển khai đến 32 khẩu đội Kub để nâng cao sức mạnh chiến đấu cho quân đội thứ 2 và thứ 3 của họ.
|
2K12 Kub được mệnh danh là "3 ngón tay thần chết" bởi hiệu suất chiến đấu tuyệt vời của nó.
|
Hệ thống phòng không mới này đã gây bất ngờ lớn cho quân đội Israel khi hệ thống máy thu cảnh báo radar cài đặt trên các máy bay của Israel không hề phát hiện được việc mình bị radar của Kub chiếu xạ. Chỉ 3 ngày đầu tiên của cuộc chiến, Không quân Israel đã bị bắn hạ đến 50 chiếc máy bay các loại.
Hiệu quả của 2K12 Kub đã buộc Không quân Israel giới hạn hoạt động của mình ở khu vực kênh đào Suez khi cần thiết. Trong cuộc chiến này, Không quân Israel đảm đương nhiệm vụ chi viện hỏa lực với biệt danh “pháo binh bay”. Ai Cập đã khắc chế hiệu quả các đợt tấn công của quân đội Israel bằng cách dùng Kub ngăn chặn các hoạt động chi viện hỏa lực đường không của Israel.
|
Dựa trên 2K12 Kub, Liên Xô đã phát triển hệ thống 9K37 Buk với tính năng vượt trội.
|
Đến cuối cuộc chiến, chỉ riêng 2 loại máy bay chuyên tấn công mặt đất là F-4 Phantom và A-4 Skyhawk đã bị Kub bắn hạ tới 40 chiếc chiếm 14% tổng số hai loại này trong biên chế Không quân Israel. Kub đã phục vụ trong lực lượng phòng không hơn 30 quốc gia. Hiện nay loại tên lửa này vẫn còn hoạt động trong khoảng 20 quốc gia nữa.
Mối đe dọa của Kub đã giảm đáng kể sau khi các nước phương Tây tìm ra biện pháp gây nhiễu. Tuy vậy, nó vẫn là một hệ thống phòng không rất nguy hiểm.
2K12 Kub đã bắn rơi 2 chiếc F-16 Viber 1 trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 và 1 trong chiến tranh Kosovo năm 1995. Gần đây nhất, nó đã được chính Quân đội Ba Lan sử dụng để bắn hạ máy bay
Su-22 của mình - trớ trêu thay, đây là vụ bắn nhầm.
FIM-92 Stinger
Stinger là tên lửa phòng không vác vai thế hệ 2, tên tuổi của nó trở nên nổi tiếng trong chiến tranh Afghanistan nơi nó được sử dụng một cách hiệu quả để tiêu diệt các trực thăng của Liên Xô. Tương tự như SA-7, Stinger được chế tạo để bảo vệ các lực lượng mặt đất trước cuộc tấn công của máy bay tầm thấp.
|
Chỉ riêng trong chiến tranh Afghanistan-Liên Xô có đến 270 trực thăng của Liên Xô đã bị tên lửa Stinger bắn hạ.
|
Không giống SA-7, Stinger tiên tiến hơn khi nó có thể tấn công máy bay từ nhiều góc độ khác nhau chứ không chỉ bám đuôi như SA-7. Điều này cho phép lực lượng phòng không mặt đất của Mỹ có khả năng thực hiện cuộc tấn công trước khi bị máy bay đối phương tấn công.
Biến thể mới của Stinger được trang bị đầu dò hồng ngoại băng tần kép cho phép nó đối phó hiệu quả với các biện pháp gây nhiễu bằng pháo sáng. Stinger mới có đầu đạn lớn hơn tên lửa thế hệ trước cho phép nó bắn rơi các máy bay chiến thuật chứ không chỉ dừng lại ở mức đơn thuần là gây thiệt hại.
Stinger được Mỹ ngấm ngầm cung cấp cho các phiến quân Afghanistan từ năm 1986, 500 ống phóng cùng 1.000 đạn tên lửa đã được chuyển cho phiến quân Mujahedeen. Stinger bắn hạ chiếc trực thăng Mi-8 đầu tiên của Liên Xô vào ngày 25/9/1986. Trong giai đoạn 1986-1989 tổng cộng có đến 270 chiếc trực thăng của Liên Xô đã bị bắn hạ bởi tên lửa Stinger.
MIM-104 Patriot
Patriot được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không tầm xa đáng sợ nhất thế giới hiện nay, tên tuổi của nó trở nên nổi tiếng trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991. Khi đó, nó đã được sử dụng để bảo vệ lực lượng liên quân và các khu dân cư của Israel trước các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo Scud của Iraq.
|
Mặc dù hiệu suất đánh chặn của Patriot đã bị thổi phòng song nó vẫn là một hệ thống phòng không hết sức nguy hiểm.
|
Mặc dù được ca ngợi là một thành công lớn khi đánh chặn được tên lửa Scud nhưng các báo cáo cho thấy tỷ lệ đánh chặn thành công đã bị phóng đại. Kể từ đó, Patriot liên tục được cải thiện hiệu suất và kết quả là nó đã trở thành một hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn hiệu quả các mục tiêu bay khác nhau.
Patriot đã được phát triển thành 2 biến thể khác nhau:
- PAC-2/GEM được thiết kế với khả năng bắn hạ máy bay, tên lửa hành trình và đánh chặn mức độ thấp tên lửa đạn đạo chiến thuật có tầm bắn từ 300-3.500km.
Mỗi bệ phóng PAC-2/GEM được trang bị 4 đạn tên lửa với tầm bắn 160km và tầm cao 25km.
- PAC-3/MSE được thiết kế chuyên dùng cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo. PAC-3/MSE sử dụng đạn tên lửa nhỏ hơn nên mỗi bệ phóng có thể mang theo 12 đạn tên lửa. Tên lửa có tầm bắn 35km, tầm cao 34km.
Patriot là sản phẩm được chế tạo theo công nghệ 1970-1980, một quãng thời gian mà phòng thủ tên lửa đã không được thảo luận một cách nghiêm túc. Nó được thiết kế chỉ để bắn hạ máy bay. Tuy nhiên, theo thời gian, Patriot đã được cải tiến, nâng cấp, mặc dù thất bại trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất nhưng trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003, Patriot đã đánh chặn thành công 9/9 tên lửa đạn đạo Scud do Iraq phóng đi.
Quốc Minh