Lộ cáng cứu thương có “1-0-2” của Quân đội Nga

Google News

(Kiến Thức) - Cáng cứu thương thế hệ mới dành cho Quân đội Nga cho phép hồi sức thương binh ngay từ trên chiến trường, nơi họ bị thương.

Tổng cục quân y Quân đội Nga (GVMU) thông báo cho Izvestia rằng, là trong đặt hàng quốc phòng năm 2015 lần đầu tiên có các trang thiết bị để chuyển thương binh nặng. Đó là cáng cứu thương được trang bị máy thông không khí cho phổi, các hệ thống kiểm soát hoạt động của tim, bơm để tiêm (UMÊTR)… Khi cần hệ thống được lắp hai bánh để di chuyển được thuận lợi. Trong tương lai trang bị này của Nga phải được cấp cho mọi đại đội quân y.
Lo cang cuu thuong co “1-0-2” cua Quan doi Nga
 Các Đại đội Quân y Nga sẽ được trang bị cáng cứu thương đặc biệt.
“Khi không có trang bị này, cần có các xe hồi sức hoặc các tổ hợp hồi sức chuyên dùng hàng không hoặc di chuyển trên mặt đất”, nguồn tin ở GVMU giải thích. Có thể lắp đặt cáng thương đặc biệt lên mọi phương tiện vận chuyển có các đai giữ chuyên dùng, nó không bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng vì làm việc đến 8 giờ đồng hồ khi sử dụng ắc quy, có bình ôxy hai lít có thể thay khi cần.
Đặc điểm của trang bị là khi chuyển thương không phải đặt thương binh từ chỗ này sang chỗ khác và thay đổi các thiết bị, điều làm cho thương binh rất khó chịu đựng, nguồn tin này cho biết thêm. Tổ hợp này được nhà sản xuất trong nước nghiên cứu chế tạo theo chỉ thị của bộ trưởng Quốc phòng Nga.
Chỉ huy một đại đội quân y của quân khu miền Tây phàn nàn: “Hệ thống chuyển thương binh nặng và những người bị nạn hiện nay có nhiều khiếm khuyết. Nhược điểm chính là không thể bắt đầu hồi sức thương binh ngay tại nơi anh ta bị thương. Theo tôi, mỗi đại đội quân y (Đại đội quân y là phân đội có trong biên chế lữ đoàn để đảm bảo quân y cho lữ đoàn) thông thường cần có ít nhất hai tổ hợp chuyển thương vạn năng”.
Chỉ huy Trung tâm chấn thương và chỉnh hình của Bệnh viện Quân y thực hành trung ương mang tên N. N. Burdenko, Giáo sư Tiến sĩ y khoa Leonid Brizhanh cho rằng: “Đại đội quân y phải có vài bộ thiết bị cáng cứu thương như vậy. Sinh mạng của thương binh phụ thuộc vào số lượng các thiết bị này, bởi vì thương binh thì không phải chỉ có một người”.
Chuyên gia độc lập, Tiến sĩ y khoa Valeriy Demchenko cho rằng, không cần trang bị đầy đủ những thiết bị loại này cho tất cả các đơn vị quân đội Nga. Theo ông này, kinh nghiệm của các nước khác cho thấy, đôi khi khó sử dụng hệ thống nặng nề trong điều kiện dã ngoại, ngay cả khi đã có lắp bánh xe. Theo thông tin của chuyên gia này, giá của một tổ hợp như vậy dao động trong khoảng từ 2,5 đến 3,5 triệu Rub.
Ngoài UMÊTR, năm 2015 quân đội sẽ nhận được thêm một sản phẩm nghiên cứu trong nước nữa. Đó là Tổ hợp thanh nẹp dã ngoại, thiết bị dành cho những người bị gãy xương chân tay dài, có thể hỗ trợ cho 15 chiến sĩ bị thương.
Leonid Brizhanh tin chắc: “Trong va li đựng Tổ hợp thanh nẹp dã ngoại có đủ tất cả những thứ cần thiết để trong 20 phút phẫu thuật cho người bị nạn cả trong lều, trong bệnh viện dã ngoại hay trong bệnh viện”.
Nguyễn Vũ