Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, đa phần các loại vũ khí chống tăng được sử dụng trên thế giới đều được thiết kế và chế tạo theo nguyên lý nổ lõm. Các loại đạn pháo hay tên lửa chống tăng được thiết kế dựa theo nguyên lý trên đều có khả năng phá hủy và xuyên giáp của hầu hết các loại
xe tăng hiện nay.
Chính vì vậy, các nhà thiết kế quân sự ngày nay luôn tìm kiếm cách bảo vệ những mẫu xe tăng của mình trước các loại vũ khí chống tăng thế hệ mới, và biện pháp cơ bản nhất vẫn được sử dụng cho tới hiện nay là tăng cường độ dày của giáp chính trên các mẫu xe tăng. Nhưng giải pháp này thường không khả thi vì chúng làm tăng trọng lượng cũng như làm giảm khả năng cơ động của xe tăng, cho nên các nhà thiết kế tăng hiện nay phải luôn chạy đua trong cuộc chiến chống và bảo vệ xe tăng của mình trước sức mạnh hỏa lực đến từ đối phương.
|
Lực lượng dân quân Volkssturm với súng chống tăng cầm tay Panzerfaust.
|
Trong chiến dịch tấn công Berlin vào năm 1945, lực lượng tăng - thiết giáp
Liên Xô đã chịu thiệt hại đáng kể trước sự kháng cự của lực lượng dân quân Volkssturm Đức. Với thành viên đa số là thanh thiếu niên và người già không được qua đào tạo chính quy, nhưng với trang bị chính là mẫu súng chống tăng cầm tay Panzerfaust, đã khiến xe tăng của Hồng quân lúc đó lại bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Súng chống tăng cầm tay Panzerfaust có thể dễ dàng hạ gục một chiếc xe tăng của Liên Xô bằng một lần tấn công duy nhất với đầu đạn có sức công phá cực mạnh, điều này đã làm trì hoãn kế hoạch tấn công của Liên Xô vào Berlin.
Đến những năm 1950, Liên Xô mới bắt đầu phát triển các hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA) đầu tiên trang bị trên xe tăng. Thiết kế của giáp ERA đầu tiên có hình dáng là những hộp bằng kim loại với khối thuốc nổ đặt bên trong và được bố trí bên ngoài giáp chính của xe tăng, với mục tiêu thiết kế ban đầu là giúp vô hiệu hóa hoặc giảm bớt tác động của các loại vũ khí chống tăng khi xe tăng bị tấn công. Tiếp theo sau đó Tây Đức cũng tiến hành phát triển một loại giáp phản ứng nổ tương tự như của Liên Xô vào năm 1960, và mãi cho đến năm 1969 Liên Xô mới cho ra mắt nguyên mẫu xe tăng đầu tiên trang bị giáp phản ứng nổ được bố trí trên tháp pháo và phía trước thân xe.
|
Mẫu giáp phản ứng nổ DYNA được trang bị cho xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga.
|
Nhưng vào thời điểm đó, tương lai của hệ thống giáp ERA ở Liên Xô không mấy khả quan, khi quân đội lúc đó có xu hướng sử dụng các loại xe tăng hay xe thiết giáp để vận chuyển binh lính trên đường hành quân. Với việc trang bị các giáp phản ứng nổ xung quanh xe sẽ là một lựa chọn không khả thi, trong trường hợp một xe tăng bị tấn công với số lượng lớn binh sĩ trên đó. Vì lý do đó mà chương trình phát triển hệ thống giáp ERA của Liên Xô kéo dài suốt hơn 20 năm.
Mãi về sau này, động lực giúp thúc đẩy các tướng Liên Xô khôi phục lại chương trình phát triển giáp phản ứng nổ ERA, chính là sự thành công mà ERA mang lại cho Quân đội Israel khi trang bị hệ thống giáp phản ứng này trên các xe tăng rong Chiến tranh Lebanon năm 1982. Mẫu giáp phản ứng nổ mà Israel sử dụng lúc đó được phát triển bởi Tây Đức tương tự với mẫu giáp ERA mà Liên Xô chế tạo.
Những mẫu xe tăng chiến đấu đã lỗi thời như M-48 hay Centurion của Israel sau khi được nâng cấp hệ thống giáp phản ứng nổ, đã có thể chống đỡ lại được các đợt tấn công liên tục của súng phóng lựu và tên lửa chống tăng vác vai của đối phương trong suốt thời gian tham chiến.
|
Việc trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ đã giúp Quân đội Israel dành lợi thế trên chiến trường Lebanon.
|
Vào đầu thập niên 1980, Liên Xô cho ra mắt mẫu giáp ERA đầu tiên có tên là Kontakt-1 và được trang bị trên các xe tăng chiến đấu chủ lực T-64,
T-72 và T80. Kontakt-1 được Liên Xô quảng cáo là có khả năng ngang ngửa so với hệ thống giáp ERA của Israel chế tạo. Đến năm 1986 các kỹ sư Liên Xô đã khởi động một cuộc cách mạng thật sự trong việc phát triển hệ thống giáp bảo vệ cho xe tăng, những mẫu giáp mới không chỉ có thể bảo vệ xe tăng trước các loại vũ khí chống tăng cơ bản mà cả các loại đạn xuyên giáp thông thường lúc đó.
Trong cuộc xung đột ở Chechnya, chiến trường được xem là địa ngục đối với xe tăng Nga. Tác chiến đô thị luôn là bài toán khó giải với bất kỳ tăng thiết giáp nào trên thế giới, nhưng giáp phản ứng nổ lại một lần nữa chứng minh khả năng khó bị bắn hạ của mình trong một một số trường hợp.
|
Những chiếc T-72 được trang bị giáp ERA có tỉ lệ sống sót cao hơn trong xung đột ở Chechnya.
|
Theo nhà phân tích quân sự Alexander Bolnykh của Nga, hệ thống giáp phản ứng nổ do Nga chế tạo đã thể hiện hiệu quả của mình trong nhiều cuộc xung đột gần đây. Thế hệ giáp ERA tiếp theo được trang bị trên xe tăng T-72 hay T-80 đã cho thấy khả năng sống sót của chúng trong chiến trường Trung Đông.
Ngày nay, việc tấn công một chiếc xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ hoàn chỉnh bằng một lượt đạn hay
tên lửa chống tăng là không đủ để có thể vô hiệu hóa chiếc tăng trên. Muốn tiêu diệt một chiếc xe tăng được bảo vệ như vậy cần ít nhất từ 6 đến 7 đợt tấn công liên tục mới có thể hạ gục được nó, nhưng trong nhiều trường hợp ghi nhận trên chiến trường một chiếc xe tăng có thể sống sót sau khi lãnh trọn 20 viên đạn chống tăng vào mình.
Tất cả mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện nay của các cường quốc quân sự trên thế giới đều được trang bị các hệ thống giáp phản ứng nổ với nhiều biến thể khác nhau. Như mẫu xe tăng
T-90 của Nga được trang bị hệ thống giáp bảo vệ có thể chịu được 90% lực nổ của một đầu đạn chống tăng và hấp thụ hơn 50% động năng phát ra từ chúng.
|
T-90 vẫn là một trong những mẫu xe tăng được trang bị hệ thống giáp chắc chắn như thế giới hiện nay và nó không ngừng được nâng cấp hoàn thiện.
|
Hệ thống giáp trên gồm một lớp giáp kim loại cùng với giáp ERA được bố trí xung quanh tháp pháo và các phần cơ bản của thân xe. Với thời gian sử dụng lên tới 10 năm và có thể vô hiệu hóa hoàn toàn trước các đợt tấn công bằng súng máy hay các loại vũ khí bộ binh. Bên cạnh đó nó còn được thiết kế với độ tin cậy an toàn cao, chịu được sức nóng từ môi trường bên ngoài, ngoài trang bị trên các mẫu xe tăng chiến đấu Nga còn tiến hành lắp đặt giáp phản ứng nổ lên các xe bọc thép chuyển quân BTR hay BMP.
Chẳng bao lâu nữa sẽ xuất hiện hệ thống giáp phản ứng nổ được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm trên xe tăng hoặc xe bọc thép, giúp tăng cường hơn nữa khả năng bảo vệ xe tăng trước các loại vũ khí chống tăng hiện đại. Điều này chỉ có thể xảy ra khi xe tăng vẫn là xương sống của lực lượng bộ binh trên chiến trường trong nhiều năm tới.
Trà Khánh