Khi mà Tây Ban Nha đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính, chính phủ nước này thực hiện nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng bao gồm cả việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Trong đó có việc loại khỏi biên chế chiếc tàu sân bay của Hải quân Tây Ban Nha, Principe de Asturias, từ tháng 2/-2013.
Hiện tại, tàu sân bay Principe de Asturias neo tại căn cứ Ferrol để tiến hành thủ tục thanh lý và đồng thời tiếp tục nhiệm vụ tháo dỡ các hệ thống vũ khí. Quá trình này có thể mất từ 6-9 tháng.
Mặc dù chưa có quyết định nào được đưa ra về số phận của chiếc tàu sân bay cũ này nhưng chính phủ Tây Ban Nha chào bán nó cho các nước có sự quan tâm ở châu Á cũng như các nước ở Trung Đông.
Hải quân Tây Ban Nha cho rằng, khi quá trình tháo dỡ hoàn thành, tàu sân bay Principe de Asturias sẽ đem ra chào bán. Tuy nhiên, trong quá trình tháo dỡ này mà có nước nào quan tâm đến việc mua chiếc tàu thì việc tháo dỡ sẽ tạm dừng. Sau đó, sẽ tiến hành đại tu chiếc tàu này theo những nhu cầu mới của nước mua tại Tây Ban Nha trước khi chuyển giao.
|
Tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias. |
Hồi cuối tháng 3, phái đoàn của Hải quân Indonesia đến thăm cảng Ferrol để "ngắm" tàu và tìm hiểu về sức mạnh của nó. Tuy nhiên, chính phủ Indonesia đã bác bỏ khả năng mua chiếc tàu này.
Sau đó, có thông tin cho rằng Philippines cũng quan tâm đến việc mua chiếc tàu sân bay này. Là một quốc đảo có nghĩa là họ cần một khả năng có thể sẽ giúp triển khai nhanh chóng các phương tiện và trang thiết bị liên quan đến các hoạt động nhân đạo, ngay khi có thiên tai hoặc hoạt động quân sự khi xảy ra một cuộc xung đột vũ trang.
Philippines không lạ lẫm gì với các hoạt động của tàu sân bay. Nước này từng là một trong những chiến trường quan trọng và quyết định giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2. Một trong các trận hải chiến nổi tiếng xảy ra tại Philippines là Trận chiến Vịnh Leyte có sự tham gia của 8 chiếc tàu sân bay của Mỹ. Nó thuộc một phần của lực lượng đặc nhiệm hải quân đã đánh bại hạm đội của Nhật Bản do một tàu sân bay hạm đội dẫn đầu.
Trong bối cảnh hiện nay, việc Trung Quốc biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, có nghĩa là để theo kịp sức mạnh hải quân của Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền. Tàu sân bay sẽ là một lực lượng đem lại nhiều lợi ích đối với Philippines. Sức mạnh vượt trội của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy sự cần thiết của một lực lượng hải quân hiện đại và được trang bị tốt để đối phó với mối đe dọa này.
Chiếc tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan là chiếc tàu cùng lớp với tàu Principe de Asturiasđược bàn giao năm 1997. Mặc dù không được biên chế các máy bay cất cánh thẳng đứng Boeing AV-8S Matador trên tàu, nhưng tàu sân bay của Thái Lan chứng minh là rất quan trọng đối với nước này, đặc biệt là trong các hoạt động tuần tra và cứu trợ nhân đạo trên biển.
|
Principe de Asturias có khả năng chở 29 máy bay. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8 trên boong tàu sân bay. |
Tuy nhiên, việc sở hữu một chiếc tàu sân bay không bao giờ là rẻ. Việc mua tàu sân bay là một vấn đề trong khi thành lập một nhóm tác chiến không quân hạm trên tàu sân bay lại là chuyện khác.
Mặc dù Philippines có kế hoạch phân bổ 7,4 tỷ peso thuộc một phần của kế hoạch hiện đại hóa quân đội để bảo vệ lãnh hải, nhưng số tiền này vẫn được coi là quá ít để mua và duy trì hoạt động một nhóm tác chiến tàu sân bay.
Tàu Principe de Asturias là lớp tàu sân bay hạng nhẹ, có lượng giãn nước 17.000 tấn, chiều dài tổng thể 195,9m, chiều dài boong phóng máy bay 174,1m, chiều rộng 24,3m.
Tàu được bàn giao cho Hải quân Tây Ban Nha ngày 30/5/1988, với sức chứa 29 máy bay cánh bằng cất cánh trên đường băng ngắn và trực thăng.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Theo An ninh Thủ đô