Dòng máy bay MiG đã gây nên nỗi kinh hoàng đối với các phi công phương Tây trong các tình huống đối đầu kể từ cuộc chiến tranh Việt Nam.
Trong giữa những năm 1960, các phi công trên các máy bay ném bom chiến đấu siêu thanh như F-105 đã chứng kiến những tổn thất nặng nề trước các máy bay MiG của Liên Xô. Cho đến khi Mỹ đưa ra được những máy bay có thể dành ưu thế trên không và tấn công từ đường chân trời như F-15 thì sự cân bằng mới được lập lại, tuy nhiên dòng máy bay MiG vẫn là những đối thủ đáng sợ đối với các máy bay chiến đấu phương Tây.
Cho đến khi các chiến đấu cơ MiG-29 Fulcrum bước ra từ phía sau bức màn bí ẩn vào ngày 10 tháng 9 năm 1989, khi Hungary mở biên giới với Áo, nhưng những bí ẩn về MiG-29 vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng từ sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã, biểu tượng huyền thoại về máy bay MiG bắt đầu tan.
Liên Xô tan ra đã tạo điều kiện cho phương Tây tiếp cận được với MiG-29. Ba Lan đã giữ lại khoảng 20 chiếc MiG-29, vì nó đã chứng tỏ là một loại vũ khí cực nguy hiểm, các phi công phương Tây ngưỡng mộ sự cơ động và sức mạnh của MiG, nó vẫn là một loại máy bay chiến đấu có khả năng cao trong các cuộc không chiến cộng với việc tiêu thụ ít nhiên liệu, mặc dù họ biết rằng hệ thống radar và hệ thống điện tử không được hài lòng cho lắm.
Do đó một số lượng nhỏ các máy bay MiG-29 vẫn được Ba Lan nâng cấp, như khung thân và các hệ thống điện tử.
Các nhà thiết kế và các kỹ nhà thiết kế và kỹ sư Ba Lan đang sử dụng công nghệ in 3D của nhà máy sản xuất máy in 3D Zortrax làm trọng tâm để nâng cấp máy bay MiG-29. Máy in 3D đang được sử dụng để nâng cấp hoàng loạt các bộ phận của máy bay, theo các chuyên gia Ba Lan, công nghệ in 3D đã làm giảm đáng kể thời gian cần thiết trong công tác nâng cấp.
Máy in 3D giúp chế tạo các mẫu chi tiết nhanh mà không có bất kỳ lỗi hình học nào so với các chi tiết thực tế, thực tế này đã được chứng minh. Nếu chúng ta chỉ sử dụng các phương pháp thông thường, ngay cả với các máy quét hay các chương trình ứng dụng trong kỹ thuật đảo ngược, thì thời gian và chi phí vẫn lớn hơn nhiều so với chi phí của công nghệ in 3D.
Các kỹ sư của Zortax cho biết, các thành phần cụ thể được thiết kế tại nhà máy cho hai loại máy bay MiG-29 và Su-22, khung thân máy bay có thể được gia công trong vòng một vài giờ sau khi hoàn thành in 3D theo nguyên mẫu. Khi một chi tiết thiết kế vượt qua được một loạt các cuộc thử nghiệm, các chi tiết đo sẽ được sản xuất với quy mô. Công nghệ in 3D sẽ rút ngắn thời gian giữa các giai đoạn từ thiết kế đến sản xuất hàng loạt, điều đó có nghĩa rằng quá trình hiện đại hóa cho các bộ phận sẽ hiệu quả hơn.
MiG-29 được chuyển giao cho Ba Lan trong những năm 1989-1990, và được sử dụng ở Trung đoàn không quân số 1. Sau khi Ba Lan cho dừng bay máy bay MiG-23 trong năm 1999, MiG-21 vào năm 2004, Ba Lan chỉ còn gần 20 máy bay MiG-29 là những máy bay chiến đấu duy nhất hiện đại mà họ có sẵn cho lực lượng không quân. Tính đến năm 2008, Ba Lan là quốc gia sử dụng nhiều nhất MiG-29 trong NATO, và họ hy vọng rằng bằng cách hiện đại hóa những chiếc máy bay chiến đấu này, MiG-29 có thể có khả năng phục vụ qua năm 2025.
Zortrax cho biết, việc sử dụng công nghệ in 3D cho phép các kỹ sư để thiết kế chế tạo khung và các bộ phận liên quan cho các máy bay MiG-29 và Su-22 đủ để đáp ứng tiêu chuẩn của NATO. Họ đang in chế tạo các bộ phận chính cho bộ phận hạ cánh của máy bay và các yếu tố của cơ chế điều khiển bánh lái.
Theo Infonet