Tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub (NATO định danh SA-6 Gainful) là tổ hợp phòng không tầm trung cấp quân đoàn đầu tiên được sử dụng để bảo vệ các đơn vị của lục quân và công trình khi được bố trí tại các điểm phòng thủ và trong các cuộc tấn công khỏi sự đột kích của các phương tiện tấn công đường không như máy bay, trực thăng, máy bay cường kích, tên lửa hành trình của đối phương trong các điều kiện thời tiết tốt hoặc phức tạp với tốc độ của mục tiêu lên đến 600m/s.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), trong giai đoạn 1979-1980, Việt Nam nhận được 10 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub cùng 600 quả đạn tên lửa 3M9.
Hãy cùng tìm hiểu quá trình phát triển và chi tiết tính năng của tổ hợp tên lửa 2K12 Kub:
|
Xe phóng tự hành 2P25 của tổ hợp 2K12 Kub.
|
2K12 Kub ra đời thế nào?
Quan điểm xây dựng hệ thống phòng không bố trí thành tuyến của Lục quân Liên Xô nhằm tăng cường khả năng phòng không tầm thấp bằng các mắt xích phòng không của cấp cao hơn. Các đơn vị trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K11 Krug (SA-4 Ganef) đầu tiên sau khi được sản xuất đã gia nhập các lữ đoàn phòng không quân phối thuộc cho quân đoàn và liên minh đoàn.
Tuy nhiên, các mắt xích cấp dưới (sư đoàn xe tăng và cơ gới, sau đó là cấp cao hơn trung đoàn) được trang bị các tổ hợp pháo phòng không theo khả năng chống lại các thiết bị tấn công đường không bị thua thiệt rất nhiều và không bảo đảm yêu cầu về hiệu quả che chắn cho lục quân, đặc biệt là trên tuyến đầu tiên.
Vì thế, hầu như đồng thời với tổ hợp tên lửa phòng không 2K11 Krug, việc chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần phối thuộc cho sư đoàn đã được bắt đầu. Đấy chính là tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub, sau đó được trang bị cơ bản cho các trung đoàn tên lửa phòng không trong các sư đoàn xe tăng.
Công việc thiết kế tổ hợp được bắt đầu trên cơ sở quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết từ ngày 18/7/1958, đã được xác định với những khả năng tác chiến cơ bản.
Trong đó, tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub phải bảo đảm khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao từ 60-1.200 m, tầm bắn từ 6-20km và 15km theo các tham số tương ứng được xác định với tốc độ 600m/s. Khi đó, xác suất trung bình bắn cháy mục tiêu như máy bay tiêm kích bom F-4 Phantom bằng một tên lửa không được thấp hơn 0,7 theo toàn bộ phạm vi hoạt động hiệu quả. Thời gian triển khai và thu gọn của tổ hợp không quá 5 phút.
|
Xe phóng tự hành 2P24 thuộc tổ hợp phòng không 2K11 Krug (SA-4 Ganef) với 2 quả tên lửa 9M8. |
Trong kế hoạch tổ chức và cung cấp liên quan đến việc chế tạo tổ hợp, nơi thiết kế chính được xác định là Phòng thiết kế thí nghiệm số 15 (sau đó là Viện nghiên cứu khoa học lắp ráp khí tài trang bị), tổng công trình sư V.V.Tikhomorov.
Và thiết bị trinh sát tự hành, dẫn bắn và đầu đạn dẫn đường bán chủ động cho tên lửa dưới sự lãnh đạo của công trình sư A.A.Rastov và Yu.N.Vekhov (từ năm 1960 – I.G.Akonpyan) cũng được chế tạo ở đây.
Tổng công trình sư của Phòng thiết kế đặc biệt số 203 (Phòng thí nghiệm quốc gia chế tạo máy cơ khí, sau đó là Viện Khoa học sản xuất Start) A.I.Yaskin phụ trách chế tạo thiết bị phóng tự hành, gầm xe hoạt động bằng xích – N.A.Astrov (Phòng thiết kế của xưởng chế tạo xe máy Mytishin), các tên lửa phòng không điều khiển – I.I.Toropov (Phòng thiết kế chế tạo xe máy quốc gia Fakel), sau đó là A.L.Lyapin.
Dẫu vậy, việc chế tạo tổ hợp của các nhà thiết kế Liên Xô đã trải qua những khó khăn lớn. Sự cần thiết phải giải quyết hàng loạt các vấn đề lớn và câu hỏi đã tiêu tốn trong các thí nghiệm cấp quốc gia gần 5 năm – nhiều hơn 2 năm so với thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không 2K11 Krug đang được triển khai một cách song song. Nhiều khó khăn nảy sinh với sự cần thiết trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật khó khăn và phức tạp đương thời, đồng thời yêu cầu cao – đã được chỉ định trong tính năng cơ bản của tổ hợp.
Vấn đề phức tạp nhất của quá trình chế tạo là độ tin cậy và an toàn trong khai thác sử dụng với những tính năng chiến đấu trên trọng lượng và kích thước của tên lửa. Theo nhiệm vụ đặt ra, tên lửa phải có hàng loạt điểm đặc biệt (đầu đạn có dẫn đường bằng đầu dò Doppler bán chủ động, động cơ chính sử dụng kiểu phản lực thẳng dòng (ramjet) có tốc độ siêu âm sử dụng nhiên liệu rắn, không có các máy gia tốc (tầng phóng khởi động) và đấy là tên lửa phòng không đầu tiên của Liên Xô không cần tới các tầng phóng khởi động.
|
Tên lửa phòng không 3M9 trên xe nạp đạn tự hành 2T7.
|
Sự xuất hiện của chúng trong quá trình làm việc và sự cần thiết phải giải quyết đã dẫn tới việc phá vỡ thời gian hoàn thành công việc. Trong số các nguyên nhân như buồng đốt của động cơ chính và kích thước quá lớn sau khi bắt đầu mở cánh đuôi, các nhược điểm trong quá trình hoạt động của đầu đạn tự dẫn đường, thiết kế cửa thoát khí không thành công.
Việc thay thế hàng loạt các tổng công trình sư (năm 1961, I.I. Toropov thay cho A.L.Lyapin, năm 1962, Yu.N.Figurovski được thay bằng V.V.Tikhomirov) không đẩy nhanh tiến độ công việc. Đầu năm 1963, chỉ có 3 lần phòng tên lửa với đầu đạn tự dẫn đường trong số 11 lần phóng được thừa nhận thành công (tổng cộng trong các thí nghiệm đã phóng 83 tên lửa). Do độ tin cậy thấp của các đầu đạn tự dẫn đường thí nghiệm nên tháng 9/1963, sau 13 lần phóng không thành công, các cuộc thí nghiệm tên lửa đã có bị gián đoạn. Ngoài ra, việc thược hiện chương trình thí nghiệm động cơ chính của tên lửa đã không diễn ra.
Chỉ vào tháng 4/1964, lần phóng thành công đầu tiên với đầu đạn trong khi sự hoàn chỉnh các yếu tố của tổ hợp tên lửa phòng không trên mặt đất bằng các thiết bị thông tin và trang bị khác chưa hoàn thiện. Khi đó, máy bay mục tiêu Il-28 đã bị bắn rơi ở độ cao trung bình. Các lần phóng thử tiếp theo, về cơ bản được coi là thành công và sự dẫn bắn thiết bị tên lửa phòng không tới mục tiêu đạt yêu cầu.
Vấn đề phức tạp đã được giải quyết, cũng như việc bố trí trạm radar phát hiện mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa trong tổ hợp bởi một thiết bị trinh sát tự hành và dẫn bắn trên gầm xe tự hành hoạt động bằng xích có khối lượng nhẹ hơn, tương tự như gầm xe pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka.
Các thí nghiệm cấp quốc gia của tổ hợp đã diễn ra từ tháng 1/1965 đến tháng 6/1966 tại trường bắn Donguzsk và kết thúc một cách thành công. Theo những kết quả này, từ ngày 23/1/1967, tổ hợp đã được tiếp nhận vào biên chế trang bị của các lực lượng .ục quân và gia nhập vào biên chế các trung đoàn tên lửa phòng không của các sư đoàn.
Tổ hợp nhận tên gọi là Kub (bản xuất khẩu có tên là Kvadrat), mã GRAU (Tổng cục Pháo binh - Tên lửa Bộ Quốc phòng Liên bang) là 2K12, NATO đặt tên là SA-6 Gainful.
|
Tổ hợp phòng không 2K12 Kvadrat của Ai Cập trong chiến tranh Yom Kippur 1973. |
Cấu hình tiêu chuẩn 1 tổ hợp tên lửa 2K12 Kub:
|
Hệ thống trinh sát và dẫn bắn tự hành 1S91 SURN (Straight Flush). |
|
4 xe mang phóng tự hành 2P25. |
|
30 tên lửa phòng không tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động 3M9. Ảnh: tên lửa 3M9 trên xe phóng tự hành 2P25. |
|
2 xe nạp đạn tự hành 2T7. |
|
Hai xe đầu kéo mang 6 quả đạn dự trữ 9T227. Ảnh: Xe đầu kéo 9T227. |
|
Xe cần cẩu 9T31, có nhiệm vụ dỡ/lắp đạn 3M9 ra/vào xe 9T227. |
|
Xe trinh sát trận địa BTR-60PB. |
|
Xe chuyển tiếp radio 9S41. |
|
Xe kiểm tra/ thử nghiệm tên lửa 2V8. |
|
Xe chuẩn bị cho tên lửa MS-1760. Xe này được dùng như xe chuẩn bị kỹ thuật cho tên lửa phóng và mang theo 6 bộ giá đẩy kéo 9T14. |
|
Giá xe kéo đẩy tên lửa 9T14. |
|
Xe chở khí nén cho tên lửa 9G22. Xe được lắp trên khung gầm Zil-131. Xe dùng để vận chuyển khí nén cho tên lửa 3M9. Cấu trúc thượng tầng giúp xe mang đến 10 thùng chứa khí nén, mỗi thùng có thể tích là 10 lít. Trọng lượng toàn bộ xe là 9.75 tấn. |
|
Trạm nén khí UKS-400. Xe này lắp trên khung gầm xe Zil-157 với nhiệm vụ bom khí nén vào các thùng chứa của xe 9G22. |
|
Một xe sửa chữa, bảo trì 2V7 cho xe 1S91, 2P25. Ảnh: Xe sửa chữa, bảo trì 2V7. |
|
Radar cảnh giới tự hành P-40 (1S12 Long Track). |
|
Một hệ thống radar phân biệt bạn-thù 1L22 Parol. |
|
Một hệ thống radar nhìn vòng bắt thấp P-15 Flat Face. |
|
Một hệ thống radar đo cao PRV-16 Thin Skin. |
Tri Năng