Vào năm 1939, Pavel Osipovich Sukhoi đã thành lập nên phòng thiết kế số 51 (OKB-51) - tiền thân công ty máy bay Sukhoi lừng danh sau này.
Thời kỳ này, các dòng máy bay chiến đấu do Sukhoi chế tạo lại gắn liền lịch sử phát triển của lực lượng vũ trang Liên Xô từ cuối những năm 1930 cũng như góp phần làm nên chiến thắng của Quân đội Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
|
Pavel Osipovich Sukhoi người sáng lập nên phòng thiết kế OKB-51 tiền thân của Sukhoi sau này. |
Những chiếc máy bay đầu tiên của Pavel Sukhoi được chế tạo trong một tòa nhà hai tầng đơn giản vừa là xưởng lắp ráp chính và văn phòng thiết kế của ông và các đồng sự.
Dưới sự dẫn dắt của Pavel Sukhoi, trong những năm cuối của thập niên 1930 Sukhoi đã cho ra đời hàng loạt mẫu máy bay chiến đấu mới cho Không quân Liên Xô, nổi bật nhất trong giai đoạn này là mẫu máy bay ném bom tầm xa Tupolev ANT-25 do Pavel Sukhoi thiết kế. Phi hành đoàn của ANT-25 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm kỷ lục vời thời điểm đó với việc bay hơn 62 giờ không nghỉ với quãng đường bay lên tới gần 10.000km.
Nổi khiếp sợ của bộ binh Đức
Làm nên tên tuổi của phòng thiết kế Sukhoi là những dòng máy bay trinh sát và ném bom hạng nhẹ. Đầu tiên trong số đó có thể kể tới là Su-2 - một mẫu máy bay ném bom hạng nhẹ được đưa vào sản xuất hàng loạt vào đầu năm 1940. Su-2 có thiết kế khá hơn các loại máy bay ném bom hạng nhẹ của Đức, buồng lái có không gian khá rộng giúp phi công và lái phụ có tầm nhìn tốt hơn cho nhiệm vụ trinh sát.
Hơn 900 chiếc Su-2 đã được Liên Xô sản xuất trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Với thiết kế phần thân bằng gỗ và nhôm, dây chuyền sản xuất Su-2 khá đơn giản. Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ sản xuất trong bối cảnh Không quân Liên Xô mất quá nhiều máy bay khi đối đầu với Đức.
|
Máy bay trinh sát và ném bom hạng nhẹ Su-2, mẫu máy bay chiến đấu được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Sukhoi
|
Dựa trên Su-2, Sukhoi tiếp tục các dòng máy bay tấn công mặt đất mới như Su-6 và Su-8. Các loại máy bay này đều được bọc thép nhằm tăng khả năng sống sót khi không chiến, cùng trang bị các pháo tự động Nudelman N-37 37mm.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, máy bay chiến đấu của Sukhoi tham gia hầu hết vào các trận đánh quan trọng của Quân đội Liên Xô như bảo vệ Moscow, trận Stalingrad và vòng cung Kursk. Bên cạnh đó, máy bay của Sukhoi cũng nổi tiếng với khả năng khó bị phát hiện ngay cả khi đứng dưới mặt đất cũng không dễ nhận ra chúng bằng mắt thường.
Sau chiến tranh, ngành công nghiệp hàng không Liên Xô được tập trung vào phát triển các loại máy bay phản lực. Và một lần nữa phòng thiết kế Sukhoi lại đi đầu trong việc cho ra đời những chiếc máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của Liên Xô như Su-9, Su-11, Su-13, Su-15 và Su-17 (1949). Có một điểm đặc biệt là các mẫu máy bay chiến đấu phản lực của Liên Xô thời điểm đó đều được trang bị dùm hãm tốc khi hạ cánh thiết kế vẫn còn tồn cho tới tận ngày nay.
|
Mẫu thử nghiệm máy bay phản lực Sukhoi Su-17 (1949). |
Dù cho ra đời khá nhiều nguyên mẫu máy bay chiến đấu phản lực khác nhau, nhưng không có bất cứ nguyên mẫu của Sukhoi được đưa vào sản xuất hàng loạt, đỉnh điểm là sau vụ tại của một chiếc Su-17 (khác với Su-17 cánh cụp cánh xòe) vào năm 1949 đã khiến phòng thiết kế Sukhoi tạm thời ngưng hoạt động. Đến năm 1953, Sukhoi mới được đưa vào hoạt động trở lại. Ngay lập tức phòng thiết kế này bắt tay vào phát triển một mẫu máy bay chiến đấu siêu âm mới, với thiết kế cánh cụp cánh xòe tạo nên tiếng tăm sau này cho Sukhoi.
Bước đột phá mang tính cách mạng
Bước đột phá củng cố vị thế của Sukhoi là mẫu máy bay ném bom chiến lược, trinh sát và đánh chặn siêu âm Sukhoi T-4, được phát triển từ năm 1962 và thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8/1972. T-4 được các chuyên gia quân sự lúc đó là đánh giá là đã đi trước thời đại hơn 20 năm. Nó được trang bị hầu hết mọi công nghệ hàng không tiên tiến nhất của Liên Xô lúc đó với thân được làm titan và hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động.
Mặc dù T-4 không được đưa vào sản xuất hàng loạt, nhưng nó lại là nền tảng để Sukhoi phát triển nên các dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới của Liên Xô, điển hình như mẫu tiêm kích-bom Su-24 huyền thoại vẫn đang được Không quân Nga sử dụng. Đây cũng là lần đầu tiên sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 Sukhoi đưa vào sản xuất hàng loạt một mẫu máy bay chiến đấu mới.
|
Dù được đưa vào trang bị từ thời Liên Xô nhưng những chiếc tiêm kích-bom Su-24M của Sukhoi hiện vẫn là xương sống của Không quân Nga.
|
Dưới bàn tay của Pavel Sukhoi, phòng thiết kế Sukhoi nhanh chóng trở thành một trong những nhà sản xuất máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới, từ một khởi đầu gian khó khi Liên Xô chỉ mới thoát ra được khó khăn từ sau khi nội chiến kết thúc.
Sau thành công của Su-24 vào năm 1970, 5 năm sau đó Sukhoi tiếp tục cho ra đời đứa con cưng tiếp theo của mình là cường kích Su-25 được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Cho đến tận ngày nay Su-25 vẫn là một trong dòng máy bay chiến đấu xương sống của Không quân Nga, cùng với đó là những người anh em của nó như tiêm kích Su-27, Su-30 và tiêm kích trên hạm Su-33.
Vượt ra khỏi ranh giới về mặt công nghệ
Dù nổi tiếng trong ngành công nghiệp quân sự, nhưng các thiết kế sư của Sukhoi cũng phát triển các công nghệ dân sự. Đáng chú ý nhất, Sukhoi là một trong những công ty công nghệ tiên phong trên thế giới phát triển tim nhân tạo trong giai đoạn từ năm 1960-1970 và các phát minh của Sukhoi vẫn còn được ứng dụng cho đến ngày nay.
Từ đầu năm 1990 trở đi, công ty Sukhoi bắt đầu lấn sân sang thị trường hàng không dân dụng khi phát triển các dòng máy bay chở khách thương mại và máy bay phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Và thành quả đầu tiên của Sukhoi là việc cho ra đời dòng máy bay chở khách thương mại Sukhoi Superjet 100 với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2008.
Trà Khánh